Mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa là một hoạt động dịch vụ sôi nổi nhất hiện nay. Đó là do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và do đặc trưng của nền kinh tế thị trường.

Vận chuyển hàng hóa là một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi cung ứng và đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông một cách dễ dàng, thuận tiện. Đây là một ngành dịch vụ năng động và giàu tiềm năng phát triển. Do đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành dịch vụ này.

Để có thể vận chuyển hàng hóa an toàn, nhanh và hợp pháp thì cần phải tìm hiểu những quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa. Trong đó, việc vận chuyển hàng hóa cần phải có một số loại giấy tờ cần thiết. Và các loại giấy tờ này là sự đảm bảo của nhà vận chuyển đối với cơ quan chức năng về việc hàng hóa mình vận chuyển là hợp pháp và có nguồn gốc rõ ràng.

Sau đây, hãy cùng vận tải Trọng Tấn tìm hiểu những loại giấy tờ này là gì và cần phải soạn thảo chúng như thế nào, cũng như những quy định xử phạt khi không thể xuất trình các loại giấy tờ này trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa là gì?

Đây là câu hỏi mà nhiều người cũng như các nhà vận chuyển hàng hóa đặt ra khi tiến hành làm các thủ tục vận chuyển nhằm đảm bảo tính hợp pháp của lô hàng của mình. Tuy nhiên, khó có những định nghĩa đúng và chính xác về mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa. Có thể hiểu rằng, mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa là những loại giấy tờ cần thiết phải được các lái xe mang theo và xuất trình cho cơ quan chức năng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 

Giấy tờ này mục đích thể hiện những thông tin cần thiết về hàng hóa đang được vận chuyển. Nó cũng cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin cần thiết để có thể kiểm soát chặt chẽ hàng hóa đang được lưu thông trên thị trường. Đồng thời họ cũng có thể kiểm tra được những hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hay là những hàng cấm không được phép lưu thông trên thị trường.

Mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa bao gồm những loại giấy tờ nào?

Sau khi hiểu về định nghĩa của mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa thì mọi người sẽ có thêm một thắc mắc rằng, vậy mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa gồm những loại giấy tờ nào? Mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau. Trong đó có các loại cơ bản như giấy vận chuyển hàng hóa, lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ, giấy xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ. 

Đây là những loại giấy tờ nhất định phải có trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Trong đó, giấy vận chuyển là loại giấy tờ cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa giữa nhà vận chuyển và khách hàng. Còn giấy vận chuyển hàng hóa và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ là giấy tờ cần thiết cho quá trình vận chuyển hàng hóa trong nội bộ cá nhân, tổ chức.

Giấy vận chuyển hàng hóa

Giấy vận chuyển hàng hóa là gì?

Giấy vận chuyển hàng hóa là các loại giấy tờ ghi các thông tin cần thiết khi vận chuyển hàng hóa giữa các đơn vị vận chuyển. Mẫu lệnh được quy định theo Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Trong đó phải được ghi rõ các thông tin được luật quy định như thông tin về đơn vị kinh doanh và bên thuê dịch vụ, người điều khiển phương tiện, hợp đồng vận chuyển, thông tin về hàng hóa được vận chuyển, lộ trình,…

Giấy vận chuyển hàng hóa bao gồm những thông tin gì?

Đây là một điều quan trọng cần phải chú ý trong quá trình soạn thảo giấy vận chuyển hàng hóa. Vì giấy vận chuyển hàng hóa không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật thì được xem là không hợp lệ và không có giá trị pháp lí khi xuất trình với cơ quan chức năng. Theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về thông tin của giấy vận tải như sau:

“2. Giấy vận tải

  1. a) Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.
  2. b) Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
  3. c) Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.”

Soạn thảo giấy vận chuyển hàng hóa như thế nào?

Mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa được quy định cần có 

  • tên đơn vị vận tải; 
  • tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; 
  • hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); 
  • số hợp đồng (nếu có), 
  • ngày tháng năm ký hợp đồng; 
  • loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; 
  • thời gian nhận hàng, giao hàng  
  • các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. 
  • Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.

 

Nếu không có giấy vận tải thì có vi phạm pháp luật không?

Khoản 2 điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt lái xe  không mang theo giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa  như sau:

“2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;

c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;

d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu;

đ) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30%”

Vậy theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu như lái xe điều khiển phương tiện vận tải mà không mang theo giấy vận tải thì bị phạt từ 800.000- 1.000.000 đồng

Lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ là gì?

Bên cạnh việc vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng giữa đơn vị kinh doanh và bên thuê dịch vụ. Việc vận chuyển hàng hóa nội bộ giữa các kho bãi của cùng một đơn vị kinh doanh cũng cần phải có lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ. Đây là một căn cứ quan trọng để có thể xuất phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ

Lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ là giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa từ một nơi này sang một nơi khác. Hay nói khác hơn là vận chuyển hàng hóa từ kho bãi này đến kho bãi khác của cùng một chủ sở hữu kinh doanh. Nếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa nội bộ, lái xe không thể xuất trình được loại giấy này cho cơ quan chức năng; Thì hàng hóa này có thể sẽ không đủ điều kiện để xuất ra thị trường và bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

 

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ là gì?

Đây là một loại giấy tờ kiêm hai chức năng xuất kho và vận chuyển hàng hóa theo lệnh của cá nhân, tổ chức doanh nghiệp để chứng minh quá trình vận chuyển hàng hóa hợp pháp cũng như là kiểm soát kho bãi của lực lượng quản lí kho bãi. 

Khi vận chuyển hàng hóa nội bộ, đôi khi cần phải có phiếu xuất kho để có thể kiểm soát được loại hàng và địa điểm xuất kho. Việc này nhằm để có thể kiểm soát hàng hóa giữa các kho bãi, tránh tình trạng thất thoát hàng hóa không đáng có. 

Để có thể kiểm soát được thì cần có phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ. Tuy nhiên loại giấy này không được xuất riêng lẻ mà được xuất cùng với lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ.

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ là một loại giấy tờ cần thiết trong việc vận chuyển hàng hóa. Nó dùng để thể hiện lệnh xuất kho cũng như ghi đầy đủ những loại hàng xuất kho để có thể dễ dàng kiểm soát và báo cáo với cấp trên. Giấy tờ này được in và xuất giống hóa đơn, nhưng để xuất được hàng hóa thì cần phải đính kèm thêm lệnh vận chuyển hàng hóa nội bộ. 

Trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa cần phải ghi rõ:

  • lệnh điều động của cá  nhân, tổ chức điều động hàng hóa nội bộ 
  • những thông tin cần thiết về ngày xuất kho
  • loại hàng hoá, 
  • tên và số hiệu kiểm soát của phương tiện, 
  • tên người vận chuyển, 
  • địa điểm nhập và xuất hàng,…

Trên đây là những thông tin về những mẫu lệnh vận chuyển hàng hóa. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn, giúp các bạn hiểu thêm về những thủ tục pháp lí khi vận chuyển hàng hóa. Từ đó tránh những sai sót trong quá trình vận chuyển và có thể có những chuyến hành trình vận chuyển an toàn, thuận lợi.



5/5 - (1 bình chọn)