8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Khi muốn vận chuyển hàng hóa hoặc đơn giản là lưu trữ chúng trong nhà, bạn cần phải biết các cách đóng gói hàng hóa sao cho hợp lý và thuận tiện nhất. Tùy thuộc vào loại hàng hóa mà bạn cần đóng gói sẽ có các quy cách khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về 8 cách đóng gói hàng hóa chuẩn nhất qua bài viết sau nhé!

Thế nào là quy cách đóng gói hàng hóa?


8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Quy cách đóng gói hàng hóa là thao tác đóng gói khi đã hiểu rõ về đặc tính của loại hàng hóa đó. Nhằm đảm bảo an toàn khi hàng hóa phải chịu tác động của quá trình vận chuyển và điều kiện tự nhiên. Đồng thời cũng để đảm bảo hiệu quả chi phí lớn nhất khi vận chuyển, tránh tình trạng hàng hóa bị hư hỏng và thiệt hại. Bao bì hàng hóa là sản phẩm đặc thù dùng để chứa đựng hàng hóa, bảo vệ giá trị của hàng hóa và tạo điều kiện cho quá trình lưu giữ, vận chuyển, tháo dỡ và tiêu thụ hàng hóa.

Các chức năng của đóng gói hàng hóa

Quy cách đóng gói hàng hóa có các chức năng sau:

– Bảo quản và đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

– Hợp lý hóa và làm cho việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa thuận tiện hơn.

– Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, thuận lợi cho việc quảng bá và tiêu thụ hàng hóa.

Những quy định cơ bản khi đóng gói hàng hóa

Bất kỳ loại hàng hóa nào khi đóng gói cũng có những quy định chung, kể cả khi chúng là những loại hàng hóa khác nhau. Những quy định đó được tổng hợp dưới đây:

– Cần đóng gói hàng hóa cẩn thận trước khi vận chuyển. Nếu cần thiết hãy lót thêm các loại giấy báo, hạt xốp, hạt khí bubble để hàng hóa không bị va đập trong quá trình vận chuyển.

– Niêm phong hộp đóng hàng hóa bằng băng keo, băng dán kín để tránh hàng hóa bị rơi rớt và thất lạc.

– Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa (hàng dễ vỡ, vật dụng sắc nhọn, hàng chất lỏng,..) cần có cách đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vận chuyển và dán cảnh báo đặc biệt bên ngoài hộp bọc.

– Với các hàng hóa có hình dạng đặc biệt hoặc hàng hóa sắc nhọn, cần bọc cẩn thận tất cả các mặt đặc biệt của hàng hóa và đóng gói bằng các vật liệu phù hợp, tránh tình trạng va quẹt do vận chuyển.

– Ghi chú đầy đủ thông tin người nhận và người gửi, cũng như mã vạch, mã vận chuyển, tránh tình trạng thất lạc và mất hàng hóa.

Có bao nhiêu loại quy cách đóng gói hàng hóa?

Dựa trên các tiêu chí đặc thù của bao bì, có 4 loại quy cách đóng gói hàng hóa như sau:

– Theo công dụng: bao bì trong và bao bì ngoài của hàng hóa.

– Theo số lần sử dụng: bao bì dùng một lần hoặc tái sử dụng.

– Theo tính chất nén: bao bì cứng, bao bì bán cứng, bao bì mềm.

– Theo vật liệu sản xuất: bao bì gồm bao bì bằng gỗ, sợi, kim loại, giấy, giấy gợn sóng, vật liệu nhân tạo, bao bì nhựa, thủy tinh, tre, v.v…

Yêu cầu về bao bì đóng gói

8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Khi đóng gói hàng hóa bạn cũng cần chú ý thêm về các yêu cầu đối với bao bì đóng gói của từng loại hàng hóa để chọn bao bì phù hợp, phụ thuộc vào các tiêu chí sau:

– Hình thức vận chuyển (đường bộ, đường thủy, đường hàng không,…).

– Kích thước bao bì cần tương thích với kích thước hàng hóa, không quá to hoặc nhỏ, gây lãng phí bao bì.

– Kích thước các thùng hộp cũng cần phù hợp để dễ dàng vận chuyển trên từng loại phương tiện vận chuyển khác nhau.

– Đáp ứng yêu cầu về độ bền, dẻo dai, khả năng chịu va đập, kéo, đẩy trong quá trình vận chuyển và tiêu dùng. 

– Đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường ở các địa điểm khác nhau.

– Để bảo vệ hàng hóa một cách tối đa, khi đóng gói hàng hóa, hãy đảm bảo rằng các thùng, kiện hàng không bị lộn trái, ẩm mốc hoặc hư hỏng.

– Ghi chú đầy đủ và rõ ràng các thông tin, ký hiệu của hàng hóa bên ngoài bao bì để tránh thất lạc.

Quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Do mỗi loại sản phẩm có một đặc điểm riêng nên quy cách đóng gói của mỗi loại cũng không giống nhau. Cùng tìm hiểu về các cách đóng gói hàng hóa chuẩn nhất cho từng loại sản phẩm như sau:

Cách đóng gói hàng công nghệ, đồ điện tử và hàng giá trị cao

8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Các loại hàng công nghệ và điện tử thường là điện thoại, máy tính, máy tính bảng, phụ kiện công nghệ,… rất dễ bị hư hại nếu gặp môi trường ẩm ướt hoặc bị va đập mạnh. Vì vậy, khi đóng gói các loại sản phẩm này, bạn cần quấn thêm ít nhất 2 lớp nilon quanh hộp của nhà sản xuất và chèn xốp, giấy báo dày rồi dán keo chặt quanh bao bì gói hàng ngoài cùng.

Cách đóng gói đồ thủy tinh, hàng dễ vỡ

8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Đồ thủy tinh, đồ gốm sứ, hàng dễ vỡ là các mặt hàng có yêu cầu cao về quy cách đóng gói, bởi chúng rất dễ vỡ. Hơn nữa, chỉ cần có một vết nứt nhỏ cũng có thể làm mất thẩm mỹ. Vậy nên khi đóng gói các loại hàng hóa này, bạn cần đặc biệt chú ý cẩn thận cũng như tuân thủ các kỹ thuật đóng gói.

Tốt nhất, bạn nên bọc kín đồ gốm, đồ dễ vỡ bằng các loại bọc xốp, bọc túi khí rồi quấn băng keo xung quanh để tạo độ chắc chắn. Nếu cần thiết hãy bọc thêm 1 lớp xốp bên trong bao bì trước khi gửi. Và đừng quên dán ghi chú “hàng dễ vỡ” hoặc “fragile” bên ngoài nhé.

Cách đóng gói hàng mỹ phẩm

Cách đóng gói hàng mỹ phẩm

Hàng mỹ phẩm ở đây thường là son môi, phấn, các loại mỹ phẩm dưỡng da,… Chúng có tính chất rất nhạy cảm với nhiệt độ, và dễ bị thay đổi chất lượng nếu bị va đập mạnh trong quá trình vận chuyển. Do đó, điều đầu tiên cần phải đảm bảo là tránh chất lỏng trong mỹ phẩm tránh bị dốc ngược. 

Bạn nên bọc kín đầu mở của các chai, lọ, hộp mỹ phẩm trước khi đóng gói, rồi sau đó quấn 1 lớp bọc xốp bên ngoài và dán băng keo kín xung quanh. Cẩn thận hơn có thể chèn thêm các lớp bọc khí trong hộp để tránh tình trạng va đập.

Cách đóng gói sách báo, đồ văn phòng phẩm

8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Sách báo, đồ văn phòng phẩm thường là những loại hàng hóa cứng nên khi đóng gói bạn chỉ cần xếp gọn vào thùng là được. Một lưu ý nhỏ là dù đồ văn phòng phẩm tùy không cần bọc kín nhưng bạn cũng nên chọn loại hộp đựng vừa vặn với chúng, tránh quá to hoặc quá nhỏvà bọc bao bì nilon (PP) bên ngoài để tránh bụi bẩn. Với các loại giấy tờ, khi vận chuyển bạn cần ghi chú rõ ràng và dán lưu ý nhỏ “xin hãy nhẹ tay” hoặc “handle with care” để tránh bị nhăn nhúm, rách nát.

Cách đóng gói hàng thực phẩm khô

8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Loại hàng hóa này thường được nhà sản xuất bọc kĩ trước khi vận chuyển, vậy nên khâu đóng gói khi vận chuyển cũng không cần quá cầu kỳ như các loại hàng khác. Để tránh thực phẩm bị mốc hoặc tránh thu hút côn trùng, bạn nên cho thêm gói hút ẩm và kiểm tra kĩ xem gói hàng có bị bục, hở hay có côn trùng trong bọc hàng trước khi vận chuyển không.

Cách đóng gói đồ gia dụng

Khi đóng gói đồ gia dụng, hãy chèn thêm xốp hoặc túi bóng khí để hàng hóa không bị xê dịch khi vận chuyển. Bên ngoài hộp đựng hàng, hãy dán băng keo chắc vào các mối nối, các nếp gấp của hộp.

Cách đóng gói chai nhựa, chất lỏng, đồ uống đóng chai

8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Mối quan tâm lớn nhất khi vận chuyển chai nhựa và chất lỏng là chúng bị tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến phần còn lại của hàng hóa. Vì thế, điều đầu tiên bạn cần đảm bảo là các chai lọ, chất lỏng này không bị hở và được vặn kín. Khi vận chuyển nhiều loại đồ uống thì bạn cần ngăn cách chúng với nhau và quấn bọc khí, bọc xốp bên ngoài.

Cách đóng gói quần áo, giày dép

8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn

Đóng gói quần áo, giày dép thường rất đơn giản do chúng đã được nhà sản xuất bọc bằng bao bì riêng trước khi vận chuyển. Bạn chỉ cần bọc thêm 1 lớp túi nhựa nilon (PP) hoặc dùng hộp bìa gói lại để vận chuyển, không cần quá lo lắng vì bản chất của quần áo và giày dép thường khó bị va đập hoặc móp méo do vận chuyển.

Kết luận

Trên đây là một số quy cách đóng gói đầy đủ nhất của các mặt hàng hóa phổ biến hiện nay. Bạn hãy chọn cách đóng gói sao cho phù hợp nhất với các mặt hàng mình cần. Nên lưu ý chọn cách đóng gói phù hợp và chọn đúng chiều để đặt sản phẩm. Hy vọng bài viết 8 quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn trên hữu ích cho quá trình đóng gói và đảm bảo an toàn cho sản phẩm của bạn, chúc bạn thành công!

Đánh Giá Cho Trọng Tấn !