Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là gì, và nó quan trọng như thế nào. Chắc hẳn có rất nhiều người còn chưa biết. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá, là thống nhất giữa bên mua và bên bán ( tức là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển ). Trong hợp đồng có thể hiện rõ thông tin cụ thể hai bên, kèm vào đó là các thoả thuận cần thiết cực kỳ quan trọng. Nó có thể là vấn đề về giá cước vận chuyển, địa chỉ giao nhận, thời gian giao nhận và quy định hổ trợ đền bù.
Để tạo quyền lời cho người sử dụng dịch vụ, thì hợp đồng vận chuyển là không thể thiếu. Nó thay mặt cho pháp luật, để xử lý những sai sót sau này nếu có. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người mua và người bán. Hợp đồng có đóng dấu và ký tên hai người đứng đầu đại diện cho hai bên.
Có Những Loại Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hoá Nào
Thông thường sẽ có rất nhiều loại hợp đồng vận chuyển, tuỳ theo nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng. Mà sẽ có hợp đồng vận chuyển phù hợp nhất. Nếu người cần vận chuyển hàng, mà vận chuyển nhiều lần trong một năm. Hoặc là đối tác lớn, thì nên chọn loại hợp đồng nguyên tắc theo năm. Còn ít sử dụng dịch vụ, thì chọn hợp đồng vận chuyển theo chuyến thôi.
- Đối với hợp đồng vận chuyển theo chuyến: đây là loại hợp đồng chỉ sử dụng một lần cho lần vận chuyển đó. Nó thể hiện đơn giá cụ thể, địa chỉ giao nhận cụ thể cho một lần vận chuyển. Nếu lần sau tiếp tục vận chuyển, bắt buộc phải làm lại hợp đồng vận chuyển khác.
- Đối với hợp đồng nguyên tắc: đây là loại hợp đồng chỉ cần làm một lần, là có thể sử dụng nguyên một năm. Những lần vận chuyển sau, không cần làm thêm hợp đồng nữa. Trên hợp đồng sẽ không để giá cước, và đại chỉ giao nhận. Vì những điều đó sẽ báo chính xác sau.
Nên Chọn Hợp Đồng Vận Chuyển Nào ?
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là gì, nên chọn hợp đồng vận chuyển nào. Đây là một vấn đề mà ít ai biết đến, vì sao phải chọn hợp đồng vận chuyển phù hợp. Điều đó nó cũng rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi, chi phí và thời gian nhân viên làm lại hợp đồng. Đối với những đơn hàng có số tiền trên 20 triệu đồng, bắt buộc phải có hoá đơn vận chuyển. Vì vậy phải làm hợp đồng cho những lần vận chuyển đó. Thay vào đó mình chọn hợp đồng nguyên tắc, chỉ cần làm một lần, sử dụng cả năm rất khoẻ, mà lại được hổ trợ về giá.
Các Bước Khi Làm Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hoá
Tất nhiên để làm một hợp đồng vận chuyển hàng hoá hoàng chỉnh, phải trải qua sự thống nhất giữa hai bên người vận chuyển và sử dụng vận chuyển. Có thể là về giá cước vận chuyển, hình thức vận chuyển, địa chỉ lấy hàng hay nhưng chính sách đền bù, hổ trợ cho người thuê vận chuyển. Tham khảo một số vấn đề cần làm trước khi lên hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
Việc Cần Làm Trước Khi Lên Hợp Đồng
Thống Nhất Giá Cước Vận Chuyển
Đây là vấn đề quan trọng nhất trong hợp đồng vận chuyển, nó liên quan trực tiếp nếu giá cước cao quá sẽ không chốt được giá, và không làm hợp đồng được. Nên việc chốt giá cước vận chuyển cực kỳ quan trọng.
Chốt Phương Thức Vận Chuyển
Ở đây sẽ chốt các hình thức vận chuyển, ví dụ như đường lớn không cấm tải, thì sẽ cho xe lớn ghé lấy và giao luôn. Nếu đường cấm xe cho xe nhỏ trung chuyển về sang xe lớn vận chuyển.
Chốt thời gian giao nhận cụ thể
Đây là việc cũng cực kỳ quan trọng, sẽ có nhưng mặt hàng lớn nhỏ khác nhau. Cần biết thông tin chính xác để thuê nhân công bốc xếp, xe cẩu hay xe nâng để nâng hạ hàng lớn. Tránh phát sinh chi phí khi thuê rồi mà xe vẫn chưa đến.
Thống nhất những phát sinh
Tất nhiên khi vận chuyển hàng hoá, sẽ khó tránh những phát sinh thêm. Ví dụ như đường đó nhỏ quá xe vào không lọt, hay hàng hoá báo ít mà phát sinh thêm nhiều quá, cũng có thể là những phí như bao bộc, phí bốc xếp hay các phí làm luật vào đường cấm.
Lên biên nhận của dịch vụ vận chuyển hàng
Khi nhận hàng hoá về, dịch vụ phải lên biên nhận cụ thể. Nó thể hiện được số lượng hàng hoá, khối lượng trọng lượng hàng hoá đó. Vì trên hơp đồng sẽ không thể hiện rõ những điều đó.
Hổ trợ đền bù theo quy định
Thống nhất giữa hai bên và chốt lại phương án đền bù. Những chính sách hổ trợ thoải đáng theo giá trị hàng hoá, và những điều khoảng không hổ trợ đền bù với những mặt hàng đặc biệt.
Tại Sao Phải Làm Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hoá?
Khi bạn gửi lẻ vài thùng hàng nhỏ, hàng bách hoá, và giá trị thùng hàng không lớn. Có thể bạn không cần làm hợp đồng vận chuyển, nhưng nếu bạn gửi hàng hoá nhiều và giá trị cao. Tất nhiên hợp đồng vận chuyển là điều không thể thiếu, hoặc đối với những công ty cũng vậy. Hợp đồng vận chuyển nó bảo vệ quyền lợi, và là giấy tờ cần thiết sau này, để đối chứng mà làm cơ sở trước pháp luật nếu như có sự cố sảy ra ngoài ý muốn.
Hiệu Lực Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hoá Là Bao Lâu
- Đối với hợp đồng nguyên tắc, hiệu lực hợp đồng từ lúc phát hành hợp đồng cho đến hết năm. Tức là thường những hợp đồng nguyên tắc hay được lập từ đầu năm của tháng 1, và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 12 cùng năm đó.
- Đối với hợp đồng vận chuyển theo chuyến: hiệu lực hợp đồng từ lúc ký hợp đồng đó, cho đến khi bàn giao hàng hoá xong. Và thanh toán cước vận chuyển, xuất hoá đơn theo hợp đồng. Thì hợp đồng đó được chấm dứt hết hiệu lực.
Là Đơn Vị Cá Nhân Có Làm Hợp Đồng Được Không ?
Tất nhiên đối với những loại hợp đồng vận chuyển, có thể là Công Ty, Doanh Nghiệp, hay các Cá Nhân cũng có thể làm hợp đồng vận chuyển được hết. Nhưng với những công ty thì hay làm hợp đồng nguyên tắc, để vận chuyển hàng xuyên suốt một năm. Còn các cá nhân thì hay gửi hàng một lần thì chỉ làm hợp đồng vận chuyển theo chuyến thôi.
Những Lưu Ý Trước Khi Ký Hợp Đồng Vận Chuyển
Tất nhiên khi ký hợp đồng vận chuyển, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề. Tránh việc không đọc hợp đồng mà ký, sau này có những điều khoản mình không đọc. Mà nó lại không đem lại quyền lợi cho mình, đế sau này không dựa vào hợp đồng giải quyết được. Tham khảo một số vấn đề cần lưu ý dưới đây.
- Xem kỹ thông tin: Khi lập hợp đồng bạn nên kiểm tra lại thông tin bên thuê vận chuyển, và đơn vị vận chuyển đã đúng chưa. Tránh sai thông tin, sau này không trung khớp với tên người nhận, gây ảnh hưởng đến việc giao hàng.
- Kiểm tra các điều khoản: Trong hợp đồng sẽ có rất nhiều điều khoảng, bạn nên đọc hết các điều khoảng đó, để biết và nắm được thông tin những điều quan trọng. Các điều khoản phải rõ ràng, không lệch lạc nội dung, tranh nhầm lẫn.
- Phần toán cước vận chuyển: Bạn nên xem là thanh toán đầu nhận hay thanh toán sau khi xuất hợp đồng, đã đúng theo thoả thuận hay chưa. Xác nhận đúng hình thức thanh toán như đã thoả thuận.
- Cất hợp đồng đã ký: phải giữ hợp đồng đã ký, để làm chứng nếu có sai sót sảy ra. Hợp đồng dân sự có thể bào chữa trước pháp luật, nên phải cất cẩn thận.
Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hoá Có Hiệu Lực Khi Nào ?
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá có hiệu lực khi nào, đó là câu hỏi của rất nhiều người. Khi tạo hợp đồng vận chuyển, bên đơn vị vận chuyển ký hợp đồng vận chuyển. Sau đó gửi hợp đồng đó cho bên thuê vận chuyển ký và mỗi bên giữ một bảng. Khi đó hợp đồng bắt đầu có hiệu lực, trên hợp đồng có thể hiện ngày bắt đầu hợp đồng và ngày kết thúc hợp đồng rõ ràng.
Xem Video Hướng Dẫn Khi Lập Hợp Đồng Vận Chuyển
Liên Hệ Lập Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hoá
Hotline: 0948464040
Email: vanbaotta@gmail.com
FaceBook: Văn Bảo Vận Tải Trọng Tấn
ZaLo: Văn Bảo | Vận Tải Trọng Tấn
TikTok: Văn Bảo | Vận Tải Trọng Tấn
TRỤ SỞ CHÍNH
CÔNG TY TNHH DV- VẬN TẢI TRỌNG TẤN
Địa Chỉ: M7, Đường Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12. TP. HCM
Website: www.trongtanvn.com