TỔNG QUAN VỀ BÌNH ĐỊNH

Tổng Quan về Bình Định

Tổng Quan về Bình Định – Bình Định là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, là vùng đất trung tâm của miền Trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chăm-pa.

Bình Định không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp hùng vĩ của biển cả mà còn là đất đỏ, nơi lưu giữ nền văn hóa lâu dài và những di sản lịch sử độc đáo. Dưới đây là tổng quan về Bình Định – mảnh đất đa dạng và phong phú.

Tổng Quan về Bình Định

TỔNG QUAN BÌNH ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Bình Định nằm ở Trung tâm của trục Bắc – Nam (trên cả 4 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường hàng không nội địa và đường biển), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19).

Vị trí địa lý và địa hình của tỉnh Bình Định đã chi phối đến các quá trình hình thành các đặc trưng khí hậu của tỉnh. Bình Định nằm ở miền Nam Trung bộ, thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tổng diện tích tự nhiên 6.025km2, dân số 1.500.000 người. Có phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh Phú Yên, Tây giáp tỉnh Gia Lai, Đông giáp Biển Đông, cách Thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300km. Là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi).

Tổng Quan về Bình Định

TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH BÌNH ĐỊNH

Các đơn vị hành chính gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh. Tỉnh được phân chia thành 159 đơn vị hành chính cấp xã gồm 32 phường và 11 thị trấn, 116 xã.

Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1, diện tích 284,28 km2, dân số trên 284.000 người, được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Tỉnh Bình Định có 1 thành phố cảng là Quy Nhơn, tỉnh là nơi hội tụ đầy đủ cả 4 loại hình đường giao thông: đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Đây là điểm thuận lợi giúp Bình Định phát triển mạnh về ngành du lịch biển và nghỉ dưỡng.

TỔNG QUAN BÌNH ĐÌNH VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Đất võ Tây Sơn Bình Định cổ hàng nghìn năm trước là địa bàn cư trú của người Chăm Pa. Thế kỷ 15 thời nhà Lê đã cho lập phủ Hoài Nhơn, thời chúa Nguyễn Hoàng đổi tên thành phủ Quy Nhơn. Năm 776 chúa Nguyễn nhạc cho xây thành Hoàng Đế tại Quy Nhơn.

Năm 1799 Nguyễn Ánh chiếm thành và đổi tên thành Bình Định và trở thành trung tâm của nhà Nguyễn trong những năm đầu thế kỷ 19. Năm 1890 thực dân Pháp sáp nhập Bình Định với Phú Yên, đến năm 1899 thì tách ra. Năm 1913 lại sáp nhập Bình Định với Phú Yên cho tỉnh Kom Tum. Năm 1921 lại cho tách 2 tỉnh ra.

Năm 1976 tỉnh Nghĩa Bình được thành lập từ sự hợp nhất của 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Đến năm 1989 Bình Định được tái thành lập.

TỔNG QUAN BÌNH ĐÌNH VỀ KHÍ HẬU

Bình Định thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, tập trung 70-80% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại, mùa nắng kéo dài nên gây hạn hán ở nhiều nơi.

Nhiệt độ trung bình: 27,4OC (cao nhất: 39,1OC, thấp nhất: 15,5OC). Độ ẩm trung bình: 80%. Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2.223 giờ (cao nhất: 2.333 giờ, thấp nhất: 2.133 giờ). Lượng mưa trung bình năm: 1.935 mm (cao nhất: 2.467,4 mm, thấp nhất: 1.339,7 mm). Thủy triều: 154cm (cao nhất: 260cm, thấp nhất: 44cm).

Dân số hiện nay gần 1.500.000 người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%. Dân số nữ chiếm 51,2%, dân thành thị chiến 25,2% và nông thôn là 74,8%. 

TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Bình Định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển hoàn thiện mạng lưới cao tốc, quốc lộ, đường ven biển thực hiện theo quy hoạch quốc gia. Ưu tiên triển khai xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.

Xây dựng hệ thống đường tỉnh kết nối các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ đến các khu kinh tế, khu du lịch, dịch vụ trọng điểm, đường vào khu cụm công nghiệp, giữa đô thị và nông thôn và kết nối với các tỉnh lân cận.

Quy hoạch phát triển hệ thống đường tỉnh đến năm 2030 gồm 16 tuyến, trong đó giữ nguyên 02 tuyến; điều chỉnh, kéo dài 08 tuyến; quy hoạch xây dựng mới 06 tuyến. Quy hoạch đầu tư nâng cấp, xây dựng mới tuyến đường phía Tây tỉnh.

Tất cả các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh qua các sông lớn đều được xây dựng cầu mới thay thế cầu cũ không còn phù hợp. Thúc đẩy dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong nội thành nói chung và phát triển các chành xe đi Bình Định nói riêng.

TỔNG QUAN BÌNH ĐÌNH VỀ VĂN HÓA

Bình Định còn là địa phương nổi tiếng với nghệ thuật hát Bội (Tuồng), bài Chòi độc đáo. Đặc biệt còn nổi tiếng là miền đất võ với những làng võ, lò võ vang danh khắp xứ.

Bình Định, nơi hội tụ và giao hòa nhiều nền văn hóa của các dân tộc anh em nên hình thức văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú, là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần và tâm linh của các dân tộc như: lễ hội Đổ Giàn, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đua thuyền, lễ hội chợ Gò…

Bình Định nổi tiếng với những món ăn đặc sản lạ miệng mang nét đặc trưng văn hóa của miền đất võ như: Rượu Bàu Đá, Nem chợ huyện, bánh Ít lá gai, bún Chả cá Quy Nhơn, bánh Hỏi lòng heo, bún Song Thằn,…

TỔNG QUAN BÌNH ĐÌNH VỀ TÀI NGUYÊN

Tài Nguyên Thiên Nhiên

Biển Cả: Bình Định có bờ biển dài, có tài nguyên biển vô cùng quý báu với nhiều loại hải sản như cá, mực, sò điệp, góp phần vào nền kinh tế thủy sản của vùng.

Đất Đỏ: Vùng đất đỏ màu nâu của Bình Định là nguồn đất màu phong phú, rất thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

Tài Nguyên Văn Hóa

Di Sản Lịch Sử: Bình Định là quê hương của vị tướng quân Nguyễn Huệ và nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử quan trọng như di tích Quang Trung.

Làng Nghề Truyền Thống: Những làng nghề như làng gốm Phù Cát, làng chài Nhơn Hải đại diện cho những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Tài Nguyên Kinh Tế

Ngành Nông Nghiệp: Có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp, trong đó có cây lúa nước và cây công nghiệp như cao su đóng vai trò quan trọng.

Ngành Công Nghiệp và Dịch Vụ: Kinh tế Bình Định đa dạng với sự góp mặt của các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.

Tài Nguyên Môi Trường

Rừng và Công Viên Quốc Gia: Công viên quốc gia Cát Tiên tọa lạc ở Bình Định, giữ cho môi trường tự nhiên được bảo tồn và phát triển.

Quỹ Nước Đa Dạng: Các con sông như An Cư, Hà Thanh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước và duy trì đa dạng sinh học.

28 địa điểm du lịch Bình Định

Tổng Quan về Bình Định
Tổng Quan về Bình Định
Tổng Quan về Bình Định
Tổng Quan về Bình Định
Tổng Quan về Bình Định

Nhắc đến Bình Định là mọi người sẽ nhớ ngay đến những bài biển trong xanh, với những bờ cát trắng cùng những đàm phá và cù lao rì rào trước gió… Hiện Bình Định có 28 địa điểm du lịch cực nổi tiếng đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đó là:

1.  Hầm Hô – Bình Định

Hầm Hô là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định. Hầm Hô còn có tên gọi khác là Vũ Môn, thác Cá Bay tại đâu có nhiều loại cá sinh sống. Hầm Hô cách trung tâm tp Quy Nhơn 55km về hướng Bắc.

2.  Tháp Đôi

Tháp Đôi nằm cách TP Quy Nhơn khoảng 3km về phía tây bắc, gần cầu Đôi trên quốc lộ 19. Tháp được xây dựng từ cuối thế kỷ 12, với kiến trúc ấn tượng và độc đáo gồm 2 tháp nằ cạnh nhau theo trục Bắc – Nam. Tháp còn có tên gọi khác là Tháp Hưng Thạnh là công trình kiến trúc của người Chăm.

3.  Bãi Rạng

Bãi Rạng là một bãi biển nhỏ, nằm gần bờ Xương Lý có vẻ đẹp hoang sơ chưa từng được khai thác. Bãi rạng được trải dài với bãi cát trắng, nước trong xanh.

Đến với hai thôn Vân Tương thuộc xã Bình Hòa và thôn An Chánh thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Du khách đều được giới thiệu đến ba ngọn tháp mang tên Dương Long.

4. Tháp Dương Long

Tháp Dương Long được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, gồm 3 cụm tháp: tháp giữa cap 39m, hai tháp bên cạnh cao 32m.

5.  Chùa Long Khánh

Chùa Long Khánh là 1 trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định, chùa đã cón hơn 300 năm tuổi. Chùa Long Khánh tọa lạc tại 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, tỉnh Bình Định.

6. Đàn tế trời Tây Sơn

Đàn tế trời Tây Sơn được xây dựng trên đỉnh Ấn Sơn, thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn. Đàn tế trời là nơi ghi lại dấu ấn lịch sử oai hùng của ba anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ.

7.  Thành cổ Hoàng Đế – Bình Định

Khu thành cổ Hoàng Đế là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với ba thời kỳ lịch sử Vương quốc Chămpa – Nhà Tây Sơn – Nhà Nguyễn. Thành cổ tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 20km về hướng Tây Bắc.

8. Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử

Mộ nhà thơ Hàn Mạc Tử cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định, con đường lên mộ gọi là dốc Mộng với 2 hàng cây xanh được cắt tỉa gọn gàng. Khuôn viên ngôi mộ nằm ở rừng dương thoáng đãng, gió biển xào xạc thanh tịnh.

9.   Đảo Yến – Bình Định

Đảo Yến là nơi cư trú của loàn chim yến, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp hấp dẫn bởi những hang động thiên tạo hàng vạn năm tuổi.

10.  Biển Quy Hòa

Biển Quy Hòa Bình định có nét đẹp thanh bình, yên ả không nơi nào sánh kịp. Biển cách tp Quy Nhơn 3km. Đến bãi biển bạn còn được thưởng thức các món hải sản tươi ngon tại phố ẩm thực Xuân Diệu.

11.  Chùa Bà Nước Mặn

Chùa Bà Nước Mặn thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Lễ hội chùa Bà nước mặn được tổ chức hàng năm vào ngày 29 tháng giêng đến ngày 3/2 âm lịch.

12.  Chùa Minh Tịnh

Chùa Minh Tịnh nằm tại số 35 đường Hàm Nghi, phường Ngô Mây, tỉnh Bình Định. Chùa được xây dựng vào năm 1917 bởi hòa thượng Thích Huệ Pháp, có diện tích khoảng 1 ha, thuộc hệ phái Bắc tông.

13.  Bán đảo Phương Mai

Bán đảo Phương Mai là một địa điểm du lịch nỏi tiếng tại Bình Định, bán đảo nằm ở phía đông đầm Thị Nại. Nơi đây có quần thể du lịch gồm: Đầm Thị Nại, Đồi Cát Phương Mai, Đảo Hòn Khô, Mũi Mác, Biển Nhơn Lý – Cát Tiến…

14.  Ngọn hải đăng Phước Mai

Hải đăng Phước Mai tọa lạc tại bán đảo Phương Mai, do thực dân Pháp xây dựng cách đây hơn 100 năm. Phần trụ tháp hình tròn cao 8m tính từ mặt đất và cao 52m so với mặt nước biển. Đèn có tầm chiếu xa 19,6 hải lý vào ban ngày và 18 hải lý vào ban đêm.

15.  Nhà thờ Làng Sông

Nhà thờ Làng Sông còn có tên gọi là Tiêu Chủng Viện ngự tại xã Phước Thuận, H.Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nhà thờ là một trong 3 cơ sở in sách quốc ngữ tại Việt Nam, nhà thờ mang vẻ ngoài cổ kính, đậm chất kiến trúc Gothic châu Âu.

16.  Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành

Tượng đài Bác Hồ và cụ thân sinh ra Bác tọa lạc Quảng trường trung tâm thành phố. Nằm trên đại lộ mang tên Nguyễn Tất Thành. Tượng được khánh thành vào ngày 18-5-2017, trong dịp lễ kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

17.  Đảo Hải Giang

Đảo Hải Giang nằm lọt thỏm giữa muôn trùng sóng nước, có diện tích khoảng 120ha có khoảng 500 người dân sinh sống. Đảo cách trung tâm tỉnh Bình Định 6km, vĩnh biển Hải giang có hình lưỡi liềm với bãi cát dài vàng óng.

18.  Tượng Trần Hưng Đạo

Tượng Trần Hưng Đạo nằm trên đồi Hải Minh thuộc bán đảo Phương Mai, được xây dựng năm 1972 hoàn thành năm 1973. Tượng Trần Hưng Đạo là niềm tự hào của mỗi người dân đất võ Bình Định.

19.  Bảo tàng Bình Định

Bảo tàng di tích lịch sử Bình Định là một địa điểm du lịch nổi tiếng, nơi đây trưng bày hơn 1.000 tài liệu và hiện vật cho du khách thăm quan. Bảo tàng Tổng hợp Bình Định tọa lạc tại số 26 Nguyễn Huệ, tp Quy Nhơn.

20.   Suối khoáng nóng Hội Vân

Suối nước nóng Hội Vân nằm ở xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh là 48 km về phía Tây Bắc. Suối nước nóng có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, và có giá trị cao giúp chữa bệnh về tim mạch và thấp khớp.

21.  Eo Gió – Quy Nhơn

Eo gió Quy Nhơn là một đoạn đèo thuộc eo biển xã Nhơn Lý. Eo gió nằm giữa hai mỏm núi cao sát biển nên eo gió có cấu tạo hình cánh cung độc đáo. Nơi đây là núi và biển hội tụ với những khối đá hoang sơ hiểm trở.

22.  Đảo Hòn Khô

Đảo Hòn Khô cách trung tâm tỉnh khoảng 6km, đây là một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho làng chài Nhơn Hải. Tại đây có những bãi đá nhấp nhô hòa cùng khung cảnh của những bát cát trắng mịn, những rạn san hô rực rỡ.

23.  Cù Lao Xanh

Cù Lao Xanh Bình Định được mệnh danh là hòn ngọc giữa biển Đông, đây là địa điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn.

24.  Kỳ Co – Quy Nhơn

Kỳ Co mang vẻ dẹp nguyên sơ với bờ cát trắng, nắng vàng biển xanh trong. Bãi biển Kỳ Co cách thành phố Quy Nhơn khoảng 25km.

25.  Mũi Vi Rồng

Mũi Vi Rồng cách thị trấn Phù Mỹ, Bình Định 20km về hướng đông. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng với một ghềnh đá hùng dũng vươn ra biển đông.

26.  Ghềnh Ráng Tiên Sa

Ghềnh Ráng Tiên Sa là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Ghềnh Ráng Tiên Sa cách tp Quy Nhơn chỉ khoảng 2km, ghềnh đá nổi bật với bãi tắm hoàng hậu và khu mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử.

27.  Đầm Thị Nại

Đầm Thị Nại thuộc bán đảo Phương Mai có chiều dài hơn 10km, chiều rộng khoảng 4km. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định với các rừng ngập mặn, có núi nhỏ, miếu thờ thủy thần.

28.  Bãi Xếp – Quy Nhơn

Bãi Xếp Quy Nhơn là một khu du lịch, nghỉ dưỡng thuộc phường Ghềnh Ráng. Bãi Xếp cách trung tâm tp Bình Định 20km về phía Nam, đây được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất của Bình Định.

Như vậy trong bài viết này công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Trọng Tấn, đã giới thiệu tổng quan về Bình Định. Đồng thời cũng chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích và 28 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bình Định. Hi vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng đất cũng như con người Bình Định.

5/5 - (1 bình chọn)