Long An là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý đặc biệt – là cửa ngõ giao thoa giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam bộ, giáp ranh với Vương quốc Campuchia và thành phố Hồ Chí Minh
Phấn đấu để đến năm 2030, tỉnh Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của vùng bằng Sông Cửu Long.
những tiềm năng kinh tế du lịch của long an
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Long An nằm trong không gian du lịch phía Đông của khu vực này. Theo đó, khu vực này được định hướng khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng gồm nghiên cứu đời sống sông nước, miệt vườn, tham quan làng nghề, các di tích lịch sử…Trong đó, các địa phương trong khu vực dựa trên các tuyến du lịch nội vùng để xây dựng, khai thác các tuyến du lịch chuyên đề như khám phá vùng đất ngập nước, sinh thái rừng, biển hay du khảo đồng quê. Được kể đến như: vùng Đồng Tháp Mười, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây trên nền cảnh quan sinh thái Đồng Tháp Mười và dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn.
những tiềm năng kinh tế giao thông của long an
Từ nay đến năm 2025, Long An dự kiến chi đến 30.000 tỉ đồng cho hệ thống hạ tầng. Từ đầu năm 2022, một loạt dự án lớn đã được Long An khởi công xây dựng như đường Lương Hòa – Bình Chánh, Hựu Thạnh – Tân Bửu, ĐT826E, ĐT824…
Các dự án khác như nâng cấp quốc lộ 1, Vành đai 3, cao tốc Đức Hòa – Chơn Thành, metro Bến Thành – Tân Kiên… cũng sẽ lần lượt được khởi động. Các dự án hạ tầng này là điểm tựa bền vững cho phát triển kinh tế, đô thị hóa và nâng tầm vai trò kết nối của Bến Lức với TPHCM. Riêng hạ tầng cho giao thông là 1.265,5 tỷ đồng. Ngân sách huyện là 601,4 tỉ đồng, vốn xã hội hóa 644 tỉ đồng, nhân dân hiến đất, đóng góp tiền trị giá 45,2 tỉ đồng. Huyện Đức Hòa cũng đầu tư hàng nghìn tỷ cho các tuyến đường tỉnh như 823D, 822B, 824, 825. Trong đó, công trình DT823D có vốn lớn đến 1.100 tỷ đồng.
Tại Cần Giuộc, riêng hạ tầng cho giao thông là 1.265,5 tỷ đồng. Ngân sách huyện là 601,4 tỉ đồng, vốn xã hội hóa 644 tỉ đồng, nhân dân hiến đất, đóng góp tiền trị giá 45,2 tỉ đồng. Huyện Đức Hòa cũng đầu tư hàng nghìn tỷ cho các tuyến đường tỉnh như 823D, 822B, 824, 825. Trong đó, công trình DT823D có vốn lớn đến 1.100 tỷ đồng.
những tiềm năng kinh tế bất động sản của long an
Bước vào quý 3-2022, thị trường Long An ghi nhận một loạt dự án lớn chính thức được chủ đầu tư giới thiệu với khách hàng. Sản phẩm chủ yếu của các dự án này là nhà phố và biệt thự với pháp lý hoàn chỉnh, hạ tầng nội khu được đầu tư chỉn chu. Đáng chú ý, hầu hết các dự án này gắn liền với tuyến đường Vành đai 3 đang được Chính phủ quyết liệt triển khai.
Long An đang quy hoạch đưa các vùng giáp ranh TPHCM như Bến Lức, Đức Hòa thành những đô thị vệ tinh hiện đại. Sắp tới, khi các địa phương này được nâng cấp lên thành phố, bất động sản sẽ được hưởng lợi lớn.
các khu công nghiệp - những tiềm năng kinh tế của long an
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, từ nay đến năm 2030, Long An sẽ có 17 khu công nghiệp thành lập mới với diện tích tăng thêm gần 3.200ha, nâng tổng số khu công nghiệp của toàn tỉnh lên 51 khu với diện tích gần 12.500ha.
Hiện nay, toàn tỉnh có 24 khu công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích đất công nghiệp gần 4.300ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 65,2%; trong đó, có 878 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 6,2 tỷ USD và 930 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn hơn 133.000 tỷ đồng.
Đối với cụm công nghiệp, toàn tỉnh hiện có 23 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút 688 dự án với tổng diện tích đất đã cho thuê hơn 800ha; tỷ lệ lấp đầy của các cụm công nghiệp hoạt động đạt 87,5%./.