NHỮNG LỢI THẾ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN

nhung-loi-the-phat-trien-cua-sai-gon

Sài Gòn là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị của khu vực Châu Á trong tương lai gần. Sài Gòn là trung tâm giải trí, kinh tế, trung tâm văn hóa giáo dục quan trọng tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Sài Gòn nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích là 2,905km2  với gần 15 triệu dân đang sinh sống.

vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng - lợi thế phát triển của sài gòn

Là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Sài Gòn đang là một vùng kinh tế phát triển nhất cả nước. Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, nằm giữa vùng Nam Bộ giàu có và nhiều tiềm năng, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía đông nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía tây và tây nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp với biển Đông, có bờ biển dài 15km. Sài Gòn là trung tâm của vùng với các đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, đó là sân bay Tân Sơn Nhất, siêu sân bay Long Thành, Cảng Sài Gòn, Ga Sài Gòn, nút giao thông đường bộ tỏa đi khắp nơi, đặc biệt là tuyến đường xuyên á từ Phnom Penh đến Sài Gòn và Vũng Tàu đang được xây dựng. Sài Gòn còn là cửa ngõ quốc tế của cả nước với hệ thống giao thông đường hàng không, đường thủy , đường bộ, cụ thể :

  • Về đường thủy : Thành phố có cảng chính : Cảng Sài Gòn, Cảng Bến Nghé, Cảng dầu Nhà Bè, Tân Cảng, Cảng Tân Thuận, Cảng container khu chế xuất,…
  • Về đường sắt : Sài Gòn có 4 ga xe lửa, trong đó lớn nhất là ga trung tâm Sài Gòn.
  • Về đường hàng không : đây là đầu mối quan trọng vì khách quốc tế đến nước ta chủ yếu qua đường này. tại đây Sài Gòn có sân bay Tân Sơn Nhất là một trong 2 sân bay lớn nhất cả nước.
  • Về đường bộ: hai đường cao tốc chính nối các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, cùng nhiều tuyến quốc lộ trọng điểm (như Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22). Tuyến đường Xuyên Á AH1 đi qua địa phận của thành phố này và tuyến Đường sắt Bắc Nam khởi đầu và kết thúc tại Ga Sài Gòn.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- LỢI THẾ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN

Sài Gòn có 2 đặc điểm địa hình chủ yếu sau:

+ Địa hình đồng bằng thấp (nơi cao nhất không vượt quá 40 m, nhiều chỗ còn thấp trũng), bề mặt tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi các mạng lưới sông ngòi và kênh rạch dày đặc;

+ Địa hình có xu hướng thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, nhưng độ dốc nhỏ giống với đại hình chung đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ.

– Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. 

NGUỒN LAO ĐỘNG DỒI DÀO - LỢI THẾ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN

Với lực lượng lao động gần 5tr người, Sài Gòn đáp ứng đầy đủ lực lượng lao động cho các ngành: các ngành thương mại; vận tải kho bãi; du lịch; bưu chính, viễn thông và thông tin truyền thông; tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn – khoa học công nghệ; giáo dục – đào tạo; y tế.

 Các ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM như: cơ khí; điện tử – công nghệ thông tin; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống; hóa dược – nhựa – cao su…

Một số ngành kinh tế có nhu cầu nhân lực cao như: công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; kinh doanh bất động sản. Nhiều người lao động tại TP có nhu cầu tìm việc nhiều ở các nhóm nghề như kinh doanh thương mại, hành chính văn phòng, kế toán, nhân sự, marketing…

SỐ LƯỢNG KHU CÔNG NGHIỆP - LỢI THẾ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN

Hiện tại đang có 19 khu khu công nghiệp đang hoạt động tại Sài Gòn. Các khu công nghiệp đã có quyết định thành lập với tổng diện tích 4.546 ha.

Các khu công nghiệp đang thu hút nhiều vốn đầu tư vào mọi lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo. Các khu công nghiệp tại Sài Gòn đã tạo nên sự thay đổi về hạ tầng và đẩy nhanh công nghiệp hóa. Ngoài ra, các khu công nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động cả trong và ngoài thành phố.

Dưới đây, bài viết xin liệt kê danh sách các khu công nghiệp tại Sài Gòn hiện nay:

  • KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG NAM
    Vị trí : Xã Hòa Phú & xã Bình Mỹ – huyện Củ Chi – Sài Gòn
    Diện tích: 342 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP LINH TRUNG 1
    Vị trí : Quốc lộ 1A – phường Linh Trung – Quận Thủ Đức – Sài Gòn
    Quy mô : 62 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC
    Vị trí : Xã Long Thới – Huyện Nhà Bè – Sài Gòn
    Diện tích khu công nghiệp: 932 ha

  • KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN
    Vị trí : Phường Tân Thuận Đông – Quận 7 – Sài Gòn
    Diện tích đất công nghiệp: 300 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH LỘC
    Vị trí : Huyện Bình Chánh – Sài Gòn
    Quy mô : 307 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC CỦ CHI
    X.Tân An Hội, H. Củ Chi, Sài Gòn
    Quy mô : 220.643 ha

  • KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    Vị trí : Quận 9 – Sài Gòn
    Quy mô : 805 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THỚI HIỆP
    Vị trí : Phường Tân Chánh Hiệp – Quận 12 – Sài Gòn
    Quy mô : 215.4 ha

  •  KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
    Vị trí : phường Tân Tạo – Quận Bình Tân – Sài Gòn
    Quy mô : 443 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP TÂN PHÚ TRUNG
    Vị trí : Xã Tân Phú Trung- Huyện Củ Chi – Sài Gòn
    Quy mô : 542 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH
    Vị trí : Quận Tân Bình – Sài Gòn
    Quy mô : 125,7 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP PHONG PHÚ
    Vị trí : Xã Phong Phú – Huyện Bình Chánh –Sài Gòn
    Quy mô : 148 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN
    Vị trí : Bình Lợi – Huyện Bình Chánh – Sài Gòn
    Quy mô : 900ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP LINH TRUNG 2
    Vị trị : Phường Linh Trung – Quận Thủ Đức – Sài Gòn
    Quy mô : 62,5 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP CÁT LÁI 2
    Vị trí : Phường Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2 –Sài Gòn
    Quy mô khu công nghiệp: 111,7 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH CHIỂU
    Vị trí : Quận Thủ Đức – Sài Gòn
    Quy mô khu công nghiệp: 27, 34 ha

  • KHU CÔNG VIÊN PHẦN MỀM QUANG TRUNG
    Vị trí : Phường Tân Chánh Hiệp – Quận 12 – Sài Gòn
    Quy mô khu công nghiệp: 43 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP AN HẠ
    Vị trí : Huyện Bình Chánh – Sài Gòn
    Quy mô khu công nghiệp: 159, 06 ha

  • KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 3
    Vị trí: xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Sài Gòn
    Quy mô của khu công nghiệp: 235 ha

5/5 - (4 bình chọn)