Những Điều Cần Biết Về Ngành Giao Thông Vận Tải 

Ngành giao thông vận tải đã và đang được chú trọng phát triển, là đích đến của rất nhiều bạn học sinh. Vậy cơ hội làm việc khi tốt nghiệp ngành giao thông vận tải như thế nào? Hay lương ngành giao thông vận tải có cao không?,… Tất tần tật thông tin sẽ được đề cập trong bài viết này. 

Hãy cùng Trọng Tấn tìm hiểu chi tiết nhé!

Thông tin chi tiết về ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải (GTVT) là ngành kinh tế và là hệ thống hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa hoặc người từ điểm này đến điểm khác thông qua các phương tiện như ô tô, xe tải, tàu hỏa, máy bay,… Các hoạt động trong ngành GTVT bao gồm lập kế hoạch, quản lý, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì hạ tầng giao thông và các phương tiện vận chuyển.

Ngành GTVT cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, giúp cho việc đi lại, mua bán hàng hóa giữa các vùng miền dễ dàng. Qua đó tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình hoạt động giao thông vận tải. Do vậy, ngành giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các địa điểm, thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế.

Giao thông vận tải được biết đến với 5 loại hình phổ biến, cụ thể: 

Các hình thức vận tải trong ngành giao thông vận tảiMô tả chi tiết
Giao thông vận tải đường bộ GTVT đường bộ là hình thức giao thông vận tải phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. Bởi tính linh hoạt trong quá trình vận chuyển cũng như cho phép nhiều loại phương tiện khác nhau tham gia lưu thông như ô tô, xe máy, xe đạp, xe tải, container,…
Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín cho khách hàng. Một trong số đó là Vận tải Trọng Tấn, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa Bắc Nam, vận chuyển hàng đi Hà Nội, vận chuyển hàng đi miền Tây, cho thuê xe tải chở hàng đi tỉnh,…
Giao thông vận tải đường sắtVận tải đường sắt là hình thức giao thông vận chuyển hàng hóa và hành khách trên một tuyến đường cố định bằng ray thép. Đây là một trong những phương tiện giao thông có lịch sử lâu đời và phổ biến trên thế giới. Tuyến đường sắt của Việt Nam dài 3.143 km từ Bắc đến Nam, trong đó tuyến Bắc – Nam là tuyến đường sắt chính, nối từ Hà Nội đến TPHCM.
Giao thông vận tải đường sắt có nhiều ưu điểm như khả năng chịu tải cao, chi phí vận hành thấp, an toàn và thân thiện với môi trường,…
Giao thông vận tải đường ốngVận tải bằng đường ống là phương thức vận chuyển hàng hóa liên tục qua một hệ thống ống cố định, được lắp đặt dưới đất, dưới biển hoặc trên không. GTVT đường ống được dùng vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời như nước, xăng, dầu, hóa chất, gas,… Là loại hình giao thông đặc thù nhằm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của các công ty sản xuất hóa chất, công ty đa quốc gia, công ty Nhà nước,…
Vận tải bằng đường ống có nhiều ưu điểm như: khả năng chịu tải cao, tiết kiệm chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian đóng gói, xếp dỡ và giao nhận hàng hóa,… 
Giao thông vận tải đường thủyGTVT đường thủy là loại hình giao thông cho phép vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau, từ nông sản, công nghiệp, cho đến hóa chất và khí hóa lỏng, qua các sông nước hay biển với khối lượng lớn. 
Tuy nhiên, vận tải đường thủy có thể gây ra ô nhiễm không khí và nước do khí thải và rò rỉ dầu mỡ. Do đó, cần có những biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ môi trường và an toàn giao thông đường thủy.
Giao thông vận tải hàng khôngĐây là hình thức giao thông hiện đại, tiện lợi và nhanh chóng, cho phép vận chuyển giữa các khu vực, quốc gia trong thời gian ngắn. Vận tải hàng không không chỉ chở hành khách, mà còn chở các loại hàng hóa có giá trị cao, dễ hư hại hoặc cần gấp như thiết bị kỹ thuật, dược phẩm,… 
nganh giao thong van tai
nganh giao thong van tai

Tiềm năng phát triển của ngành giao thông vận tải 

Tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải luôn được chú trọng đầu tư phát triển, là ngành phát triển song song với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Cụ thể, ngành giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong những lĩnh vực sau: 

  • Vận chuyển hàng hóa: GTVT có vai trò quan trọng trong việc phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi lưu trữ, tiêu thụ,… Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, là điều kiện tiên quyết để phát triển các hoạt động kinh tế.
  • Chở người: Ngành giao thông vận tải giúp kết nối và vận chuyển người từ nơi này đến nơi khác, đảm bảo việc di chuyển và đáp ứng nhu cầu của mọi người. 
  • Phát triển hạ tầng giao thông: Phát triển hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng các cơ sở vật chất phục vụ cho việc di chuyển của con người và hàng hóa. Nó không chỉ góp phần kết nối giữa các vùng miền, mở rộng thị trường, mà còn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội .
  • Đảm bảo an toàn giao thông: Ngành giao thông vận tải giúp đảm bảo an toàn giao thông thông qua việc phát triển các chính sách và quy định về giao thông, đào tạo và giám sát các hoạt động giao thông.
  • Bảo vệ môi trường: phát triển các phương tiện vận chuyển có hiệu suất năng lượng cao và giảm thiểu khí thải độc hại là một trong những hình thức góp phần bảo vệ môi trường của các nhân viên trong ngành GTVT. 

Cơ hội việc làm trong ngành giao thông vận tải

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành giao thông vận tải rất cao, các doanh nghiệp, công ty luôn đưa ra các đãi ngộ tốt để tìm kiếm các ứng viên thích hợp. Do vậy, các sinh viên đang theo học ngành giao thông vận tải sẽ không phải lo về việc làm khi ra trường, bởi đây là dấu hiệu cho thấy GTVT là ngành sẽ không bị “lỗi mốt” trong thị trường việc làm hiện nay, 

Sau khi học xong các chuyên ngành giao thông vận tải, các bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, như:

Việc làm trong ngành giao thông vận tảiMô tả chi tiết về công việc
Nhà quản trị kinh doanh giao thông vận tảiCác nhiệm vụ phải làm trong vị trí nhà quản trị kinh doanh GTVT: hoạch định chính sách; xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh; tổ chức hoạt động kinh doanh,…
Kỹ sư kinh tế giao thông vận tảiKhi là kỹ sư kinh tế GTVT, bạn có một số nhiệm vụ như: nghiên cứu, lập chiến lược phát triển kinh tế; tham vấn cho lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư, tham gia vào các công việc kinh doanh cụ thể,…
Kỹ sư cơ khí giao thông vận tảiBạn sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại máy móc, giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc sử dụng trong ngành Giao thông vận tải như máy xây dựng, xếp dỡ, các phương tiện giao thông,…
Kỹ sư xây dựng công trình giao thôngNếu là kỹ sư xây dựng công trình giao thông, bạn sẽ đảm nhận việc nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý các các dự án/công trình giao thông.
Kỹ sư điều khiển học kỹ thuậtCông việc của kỹ sư điều khiển học kỹ thuật bao gồm: nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, sửa chữa các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong lĩnh vực GTVT như đèn giao thông, biển báo tự động,…
Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tảiNhiệm vụ của bạn là nghiên cứu quy hoạch, lập dự án, tổ chức các hoạt động điều hành và quản lý Giao thông vận tải.
Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải Điều hành, chỉ huy các quá trình vận tải trên các phương tiện vận tải: điều độ đường sắt, chỉ huy ra vào cảng biển,…
Kỹ sư kỹ thuật môi trườngBạn sẽ điều tra, khảo sát và đánh giá các tác động do hoạt động GTVT đến môi trường và đưa ra những giải pháp cụ thể. Ngoài ra, bạn có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành và giám sát thi công các công trình về lĩnh vực môi trường.
Điều phối vận tảiĐảm nhận việc điều phối, phân bổ và theo dõi các phương tiện vận chuyển. Đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện đúng thời gian, địa điểm. 
nganh giao thong van tai

Giải đáp vấn đề tuyển sinh ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải thi khối nào?

Để thi vào ngành giao thông vận tải, bạn có thể tham khảo một số khối thi sau:

  • Khối A00 gồm: Toán – Hoá – Lý.
  • Khối A01 gồm: Toán – Anh – Lý.
  • Khối B00 gồm: Toán – Sinh – Hoá.
  • Khối D07 gồm: Toán – Anh – Hoá.
  • Khối D03 gồm: Toán – Văn – tiếng Pháp.
  • Khối D01 gồm: Toán – Anh – Văn.

Các trường đào tạo ngành giao thông vận tải

Ngoài việc chọn khối thi, các bạn cần tham khảo thêm những trường đào tạo ngành giao thông vận tải uy tín, một số trường gợi ý:

Các trường đào tạo ngành giao thông vận tải ở phía BắcCác trường đào tạo ngành giao thông vận tải ở phía Nam
Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Học viện Hàng không Việt Nam
Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TPHCM
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM
Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM
Trường Đại học Kiến trúc TPHCM
Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TPHCM

Ngoài ra, còn một số trường đại học và cao đẳng ở khu vực phía Bắc có chương trình đào tạo ngành giao thông vận tải mà bạn có thể tham khảo: Trường Đại học Hà Nội, Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Thương mại Hà Nội,… 

nganh giao thong van tai

Chương trình đào tạo ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải học những gì?

Khi theo học ngành giao thông vận tải, bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về giao thông và các loại hình vận tải chung. Và tùy vào chương trình đào tạo và chuyên ngành cụ thể, bạn sẽ được học các môn học khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là các môn học chính thường được giảng dạy trong chương trình đào tạo đại học trong ngành giao thông vận tải:

  • Cơ sở kỹ thuật vận tải: gồm kiến ​​thức cơ bản về phương tiện vận chuyển, thiết kế và quản lý đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
  • Khoa học vận tải: bạn sẽ được học về các phương pháp quản lý vận tải, lập kế hoạch và tối ưu hóa hoạt động vận tải.
  • Kinh tế vận tải: liên quan đến các khía cạnh kinh tế của hoạt động vận tải như quản lý chi phí, lập kế hoạch tài chính và phân tích tác động của chính sách vận tải đối với hoạt động kinh tế,…
  • Quản lý chuỗi cung ứng: tập trung vào các chiến lược quản lý và tối ưu hoá hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ quá trình sản xuất đến vận chuyển và phân phối sản phẩm.
  • An toàn và an ninh giao thông: liên quan đến các vấn đề an toàn, an ninh trong hoạt động vận tải. Cụ thể là giám sát, đánh giá và quản lý rủi ro.
  • Luật Vận tải: bạn được học các quy định và pháp lý liên quan đến hoạt động vận tải như pháp luật hợp đồng, quy định về môi trường,…
  • Công nghệ thông tin vận tải: liên quan đến sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động vận tải, bao gồm việc phát triển phần mềm, quản lý dữ liệu và các ứng dụng khác.

Ngoài ra, bạn còn được học các môn học về kỹ thuật xây dựng các loại hình cầu đường như: 

  • Kỹ thuật xây dựng Cầu – Đường bộ 
  • Kỹ thuật xây dựng Đường sắt 
  • Kỹ thuật xây dựng Đường ô tô & Sân bay
  • Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy
  • Quản lý xây dựng trong giao thông vận tải,…

Các chuyên ngành trong ngành giao thông vận tải

Các trường đại học đã tổ chức kết hợp đào tạo GTVT với các lĩnh vực CNTT, kinh tế, điện tử, cơ khí,… thành các chuyên ngành của ngành Giao thông vận tải. Một số chuyên ngành có thể kể đến như: 

  • Chuyên ngành quản lý xây dựng
  • Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ
  • Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
  • Điều khiển các quá trình vận tải
  • Khai thác và quản lý đường sắt đô thị
  • Tổ chức quản lý khai thác cảng hàng không
  • … 

Ngành giao thông vận tải học bao lâu?

Thời gian học ngành giao thông vận tải khá linh động và phụ thuộc vào từng trường, từng chương trình đào tạo. Tuy nhiên, thời gian học trung bình đối với hệ đại học là khoảng 4 năm. 

nganh giao thong van tai

Kinh nghiệm học tốt ngành giao thông vận tải

Để có thể học tốt ngành giao thông vận tải, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số tips của của những “người đi trước”:

  • Tìm hiểu kỹ về ngành và các chuyên ngành liên quan
  • Học tập chăm chỉ, đều đặn
  • Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi chuyên ngành
  • Nâng cao trình độ tiếng Anh và kỹ năng mềm
  • Trau dồi kỹ năng học tập và làm việc nhóm
nganh giao thong van tai

Mức lương ngành giao thông vận tải

Tùy theo năng lực thực tế, kinh nghiệm chuyên môn mà mức lương có thể có sự chênh lệch tùy theo môi cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay, lương ngành giao thông vận tải thuộc mức cao và khá ổn định. Bạn có thể tham khảo mức lương của một số nhóm ngành phổ biến trong ngành giao thông vận tải:

  • Kỹ sư vận tải: 8.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng. 
  • Điều phối vận tải: 5.000.000 – 12.000.000 VNĐ/tháng. 
  • Kỹ sư cơ khí: 4.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng.
  • Kỹ sư kỹ thuật môi trường: 6.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng.
  • Kỹ sư xây dựng công trình: 4.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng.
  • Kỹ sư giám sát: 7.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng.
  • Kỹ sư kinh tế xây dựng: 8.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng.
  • Kỹ sư quản lý dự án: 8.000.000 – 50.000.000 VNĐ/tháng.
5/5 - (1 bình chọn)