Phù hiệu vận tải hết hiệu lực là một trong số các lỗi phổ biến của xe vận tải khi tham gia lưu thông trên các tuyến đường bộ.
Phù hiệu vận tải của xe ô tô có vai trò quan trọng với đơn vị vận chuyển cũng như lực lượng chức năng. Đây được coi là minh chứng cho phương tiện vận tải đạt điều kiện lưu thông.
Bài viết dưới dây của Trọng Tấn sẽ chia sẻ cách làm phù hiệu vận tải nhanh nhất và những thông tin cần biết về loại phù hiệu này.
Mục lục bài viết
- Tầm quan trọng của làm phù hiệu vận tải
- Các quy định cơ bản của Sở GTVT và hướng dẫn làm phù hiệu vận tải
- Những lưu ý về việc làm phù hiệu vận tải theo quy định của Sở GTVT.
A.Tầm quan trọng của làm phù hiệu vận tải
Không đăng ký cấp phù hiệu xe tải là một trong những lỗi bị phạt khá nặng khi kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc hành khách.
Đối với phương tiện/ chủ sở hữu phương tiện:
– Phù hiệu vận tải được coi là một hình thức khác của giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải
– Chứng minh phương tiện đó đủ điều kiện vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Đối với các cơ quan, lực lượng chức năng:
- Dễ dàng giám sát, kiểm soát hoạt động của phương tiện: nhìn vào những phù hiệu được gắn bên phải mặt trong kính trước của phương tiện sẽ giúp cho lực lượng chức năng biết được chủ phương tiện, phương tiện đến từ đâu và đăng ký dịch vụ kinh doanh vận tải có hợp pháp hay không
- Có biện pháp xử lý, hành động nhanh với tình huống các tài xế cố tình không xuất trình để biện minh cho hành động vận chuyển trái phép của mình.
Ví dụ: xe tải kinh doanh vận tải hàng hóa có phù hiệu “XE TẢI”. tương tự đối với xe taxi và các loại xe khác ( dưới đây là hình ảnh minh họa)
B. Các Quy Định Cơ Bản Của Sở GTVT Và Hướng Dẫn Làm Phù Hiệu Vận Tải.
“Trích điều 22. Quy định về quản lý sử dụng, cấp phù hiệu vận tải.
Đối với đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô phù hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép và đảm bảo nguyên tắc sau:”
- Một loại phù hiệu chỉ được sử dụng trên một phương tiện, không sử dụng trên phương tiện khác với mục đích và loại kinh doanh khác trong một khoảng thời gian, thời điểm xác định.
- Riêng loại xe ô tô trung chuyển, loại xe khoảng cách vận chuyển ngắn theo tuyến cố định thì Sở GTVT là cơ quan chịu trách nhiệm cấp phù hiệu vận tại cho các đơn vị hợp tác xã hay đơn vị vận chuyển.
- Lưu ý loại xe này khi có gắn phù hiệu cho loại hình xe CÔNG- TEN- NƠ thì phương tiện này được phép chở các kiện hàng khác ngoài vận chuyển container, tuy nhiên các loại xe khác không được chở hàng container và hàng hóa khác như vậy.
Lưu ý về Thời hạn có giá trị của phù hiệu:
STT | Thời gian | Loại xe | Lưu ý |
1 | Tối đa là 7 năm (theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải) | Xe oto kinh doanh vận tải, xe trung chuyển | Không quá niên HSD của xe |
2 | Tối đa là 10 ngày | Xe tuyến cố định | Đặc biệt hơn: được phép tăng cường trong các dịp lễ, dịp đặc biệt quan trọng |
Quy định về Kích thước tối thiểu của các loại phù hiệu là 9 x 10 cm, bao gồm các mục cơ bản:
- Ngày tháng năm cấp, cấp cho đơn vị vận tải.
- Phân loại xe vận tải: “XE TẢI”, “XE CÔNG -TEN – NƠ”, “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE BUÝT” – dòng chữ được viết chữ in hoa giữa tấm tem xe – phù hiệu xe tải. Mọi loại xe đều có dòng chữ này để lực lượng chức năng quản lý vận tải, ngay cả những mặt hàng siêu trọng, siêu trường.
- Biển số xe vận tải ( phương tiện)
- Chữ ký xác nhận kèm theo con dấu của cơ quan cấp phép, SỐ
- Ở một số tem xe sẽ có mã QR, giúp tối đa hóa thao tác kiểm tra thông tin trên cổng thông tin của Bộ GTVT.
* Số: Đánh dấu đã đăng ký trên cổng thông tin của Sở GTVT, giúp cơ quan dễ quản lý thông tin, xem xét độ chính xác của thông tin.
Làm phù hiệu vận tải không quá khó nhưng vô cùng quan trọng vì nếu một đơn vị vận tải không có phù hiệu vận tải hoặc phù hiệu đã hết hạn mà vẫn kinh doanh sinh lời từ việc vận tải sẽ bị phạt nặng.
Trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu lên cơ quan ban ngành là Sở GTVT, đơn vị kinh doanh vận tải cần phải hoàn thiện các bước gắn thiết bị giám sát hành trình, hoàn tất thủ tục xin cấp phép giấy phép kinh doanh ngành nghề dịch vụ vận tải và nộp hồ sơ lên Sở giao thông vận tải.
Cụ thể như sau:
“Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau:
Đối với xin phù hiệu xe tải cá nhân:
STT | Tên loại giấy tờ | Số lượng |
1 | Giấy đăng ký xe, bản sao công chứng
(Nếu vay ngân hàng thì xin giấy sao y có mộc đỏ của ngân hàng mà bạn đang thế chấp) |
2 bản
(Photo công chứng) |
2 | Sổ đăng kiểm xe có tích hộp đen ô tô và kinh doanh vận tải | 2 bản
( photo công chứng) |
3 | Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe có kinh doanh vận tải | 2 bản photo |
4 | Hợp đồng hộp đen ô tô có sự nghiệm thu của đơn vị cung cấp | 2 bản photo |
5 | Chứng minh nhân dân, bằng lái xe (bằng C đối với xe trên 3.5 tấn). | 2 bản photo |
6 | Giấy khám sức khỏe của tài xế | 1 bản |
7 | Giấy đăng ký hộ kinh doanh ( đăng ký ngành nghề dịch vụ vận tải) | 1 bản
(Photo công chứng ) |
Đối với đơn vị kinh doanh vận tải: về cơ bản là giống, cần thêm các mục sau:
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe có kinh doanh vận tải (2 bản photo)
+ Giấy phép kinh doanh vận tải
+ Hợp đồng dịch vụ vận chuyển với hợp tác với các công ty khác.”
Sau khi hồ sơ thủ tục xin cấp phù hiệu được hoàn thành, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án nộp hồ sơ:
– Nộp trực tiếp
– Gửi qua đường bưu điện
Nơi nhận đều là về phòng một cửa Sở giao thông vận tải nơi đặt trụ sở công ty và chú ý thời gian, lịch trình làm việc như sau:
– Thời gian xin cấp phép: chỉ từ 1-3 ngày, nếu không sai sót sửa đổi nội dung thì cơ quan nhận hồ sơ phải cấp phù hiệu vận tải, nếu không đồng ý cũng cần có câu trả lời bằng văn bản tới người/ đơn vị yêu cầu cấp.
– Nơi trả kết quả: tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác theo quy định.
C. Những lưu ý về việc làm phù hiệu vận tải theo quy định của Sở GTVT.
Với các đơn vị kinh doanh vận tải, phù hiệu vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng vì phù hiệu giúp cho các cơ quan dễ dàng giám sát hoạt động cũng như các bên hợp tác tin tưởng, an tâm hơn trong quá trình ký kết hợp đồng (phù hiệu vận tải thể hiện đơn vị kinh doanh đó đủ yêu cầu vận tải hàng hóa hay hành khách). Vì vậy, các trường hợp đơn vị kinh doanh bị mất hay hư hỏng cần làm lại ngay.
Lưu ý quan trọng cho các trường hợp cấp lại phù hiệu vận tải:
- Phù hiệu được cấp lại khi hết hạn, khi bị mất hoặc bị hư hỏng: khi phù hiệu không còn hiệu lực, trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết hạn đơn vị kinh doanh vận tải/ cá nhân phải tới cơ quan hành chính chịu trách nhiệm để xin cấp lại. Nếu không thực hiện trong thời gian quy định, đơn vị cần làm lại hồ sơ như lúc ban đầu xin cấp tem xe.
- Trường hợp lưu ý: khi thay đổi chủ xe, chủ đơn vị kinh doanh cũng cần xin cấp lại vì mỗi phù hiệu chỉ tương ứng với một đối tượng sử dụng, sai thông tin có thể được quy vào lỗi phù hiệu không hợp lệ và phải chịu trách nhiệm hành chính.
- Cần khắc phục lỗi vi phạm phù hợp với quy định khi làm hồ sơ xin cấp phép lại đối với các tem xe bị thu hồi, bị tước quyền sử dụng. Phù hiệu được cấp lại khi bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng.
Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp lại cho các tem xe bị mất, bị hết hạn: 02 ngày ( tương tự như xin cấp mới).
Lưu ý quan trọng về mức phạt đối với việc đơn vị kinh doanh không có phù hiệu vận tải.
“Điều 24. Điều khiển xe không có; hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vận tải đó. Ngoài ra, chủ phương tiện vận chuyển cũng phải chịu trách nhiệm hành chính, đó là tiền phạt từ:
+ Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng: Chủ xe là cá nhân
+ Bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng: chủ xe là tổ chức”
Nếu so với việc nộp lệ phí yêu cầu cấp phù hiệu vận tải cho công ty là 200.000 VNĐ/xe thì sẽ rẻ đáng kể khi công ty tổ chức vận tải này bị cảnh sát phạt vì không có phù hiệu vận tải ( mức phạt từ 8 triệu lên tới 12 triệu)
Tuy nhiên, nếu xe vận tải là phương tiện cá nhân, tổng chi phí để xin cấp phù hiệu vận tải mất từ 4 triệu tới 5 triệu VNĐ ( tính cả xin giấy phép vận tải, lắp đặt các thiết bị giám sát) nên nhiều cá nhân đánh liều, không làm tem xe, cố tránh lực lượng chức năng nhưng nếu bị kiểm tra, cá nhân chủ xe sẽ gánh chịu mức phạt có thể lên tới 6.000.000 VNĐ
Qua bài viết trên, các bạn có thể thấy đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải không khó để thực hiện thủ tục xin Phù hiệu vận tải từ Sở GTVT. Loại phù hiệu này trong quá trình hoạt động đóng vai trò quan trọng cho khâu quản lý của quan nhà nước và mức độ uy tín của phương tiện vận tải. Mức phạt sẽ rất nặng đối với việc các chủ xe, đơn vị kinh doanh vận tải không chấp ngành nghiêm quy định phải gắn tem xe (phù hiệu xe tải), có thể tới hàng chục triệu ( xử phạt hành chính người điều khiển phương tiện và người chủ phương tiện)