Giá cả hàng hóa do yếu tố nào quyết định

Giá cả hàng hóa do yếu tố nào quyết định là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm. Những yếu tố có thể kể đến đó là thị trường, cung và cầu, chi phí vận chuyển và logistic, giá nguyên liệu, sức mua, yếu tố thời tiết và khí hậu, những chính sách của chính phủ và các hoạt động của hàng hóa nước ngoài …. Bài viết này sẽ tổng hợp cho quý khách hàng tất cả những yếu tố quyết định đến giá cả của hàng hóa.

Định nghĩa giá cả hàng hóa

Giá cả hàng hóa được định nghĩa bằng giá trị của sản phẩm đó. Được thể hiện thông qua việc người mua phải trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm đó. Giá cả hàng hóa được quyết định bởi cung và cầu trên thị trường. Nguồn cung hàng hóa cao hơn nhu cầu tiêu dùng thì giá cả hàng hóa sẽ giảm. Nguồn cung hàng hóa thấp hơn nhu cầu tiêu dùng thì giá trị hàng hóa sẽ tăng. Chuyên vận chuyển hàng đi Hà Nội

Giá cả của hàng hóa được bao gồm từ giá nguyên liệu thô, giá sản xuất, giá nhân công, giá marketing, giá vận chuyển, giá logistic…Mọi chi phí này sẽ cấu thành giá của mỗi loại hàng hóa. Ngoài ra tình hình biến động thị trường, lạm phát, xung đột hay thương mại toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả hàng hóa.

Các yếu tố quyết định đến giá cả hàng hóa

Giá cả hàng hóa do yếu tố nào quyết định là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một vài yếu tố chỉnh ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa.

Quy luật cung – cầu của hàng hóa

Quy luật cung cấp là một trong những khái niệm cơ bản của kinh tế học. Là sự tương tác giữa lượng hàng hóa mà người sản xuất cung cấp và lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường. Quy luật cung cầu sẽ đóng vai trò xác định giá cả hàng hóa. Sẽ quyết định giá cả và lượng hàng hóa có mặt trên thị trường.

Quy luật cầu : khi giá cả của một loại hàng hóa giảm, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua nhiều hơn. Và ngược lại, khi giá tăng, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua ít hơn. Đây là mối quan hệ đối lập giữa giá cả và lượng nhu cẩu của khách hàng. Giá giảm --> cầu sẽ tăng, giá tăng --> cầu sẽ giảm. Điều này thường gặp phải vì người tiêu dùng có xu hướng tối ưu chi tiêu của mình. Khi giá thấp hơn họ sẽ mua nhiều và khi giá cao hơn họ sẽ mua ít lại, hoặc sẽ tìm đến những hàng hóa khác để thay thế hàng hóa cũ.

Quy luật cung: khi giá thành của hàng hóa tăng lên, nhà sản xuất sẽ có xu hướng cung cấp nhiều hơn. Vì lợi nhuận sẽ tăng cao hơn. Ngược lại, khi giá cả hàng hóa giảm, nhà sản xuất sẽ giảm sản lượng cung cấp ra thị trường. Nhằm tránh hàng tồn kho và lợi nhuận giảm. Giá tăng --> lượng cung hàng hóa tăng, Giá giảm--> lượng cung hàng hóa giảm.

Cân bằng lượng cung và cầu sẽ giúp giá cả hàng hóa bình ổn. lúc này không có sự dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa. Giá trị hàng hóa sẽ được đưa về đúng giá trị thực.

Chi phí sản xuất hàng hóa

Chi phí sản xuất hàng hóa là tổng chi phí của một doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất một loại hàng hóa có mặt trên thị trường. Chi phí này sẽ bao gồm nguyên liệu đầu vào, chi phí lao động, thuê nhân công, chi phí sắm sửa máy móc sản xuất, chi phí kho bãi,…

Chi phí nguyên liệu thô: là chi phí để mua nguyên liệu sản xuất hàng hóa. Ví dụ như sản xuất máy móc thì cần sắt thép, sản xuất đồ hộp thì cần thịt tươi, sản xuất đồ gia dụng thì cần nhựa, sắt,…

Chi phí lao động, thuê nhân công. Người lao động đóng vai trò là người trực tiếp tạo ra hàng hóa trên thị trường. Thế nên chi phí cho người lao động sẽ bao gồm lương, các phúc lợi xã hội như bảo hiểm, công đoàn. Đây là một trong những nguồn chi phí lớn mà doanh nghiệp sản xuất phải nắm rõ.

Chi phí trang thiết bị. Là loaị chi phí mua sắm, đầu tư để sản xuất hàng hóa. bao gồm chi phí mua, chi phí sửa chữa , chi phí bảo trì, chi phí khấu hao sản phẩm.

Chi phí cho hệ thống quản lý, điều hành: đây là chi phí cho hoạt độn quản lý. Bao gồm nhân viên văn phòng, kinh doanh, tiếp thị, maketing, kế toán.

Chi phí mặt bằng, năng lượng: là loại chi phí dùng để thuê kho xưởng sản xuất. Xăng, dầu, điện cho hoạt động của máy móc, nhà xưởng.

Chi phí vận chuyển, logistic

là chi phí quan trọng trong chuỗi cung cấp và sản xuất hàng hóa. Bao gồm chi phí liên quan tới việc di chuyển nguyên vật liệu từ nơi thu mua về trung tâm sản xuất. Di chuyển đến các đại lý phân phối hàng hóa. Chi phí vận chuyển từ đại lý phân phối tới tay người tiêu dùng. Chi phí vận chuyển từ Sài Gòn ra Ninh Bình.

Chi phí vận chuyển nguyên liệu đầu vào. là chi phí vận chuyển nguyên liệu thô, linh kiện, vật tư từ nhà cung cấp đến trung tâm sản xuất. Có thể bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không,…

Chi phí vận chuyển thành phẩm sản xuất. Đây là chi phí từ nhà máy đến các kho, cửa hàng, đại lý phân phối hoặc đến tay trực tiếp người tiêu dùng.C

Chi phí bao bọc, đóng gói hàng hóa. là chi phí mà sản xuất phải chuẩn bị để đóng gói hàng hóa cho an toàn trước khi tới tay đại lý. Sẽ bao gồm chi phí in ấn bao bì sản phẩm, chi phí thùng carton.

Chi phí quản lý và điều phối logistic. Là chi phí nhân viên logistic, hệ thống cung cấp thông tin. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng. bạt phủ hàng hóa, lưu trữ hàng hóa Thủ tục hải quan nếu là hàng xuất khẩu.

Chi phí logistic phát sinh: là chi phí mà nếu sản phẩm ko đạt chất lượng. Hàng hóa bắt buộc phải được vận chuyển về nơi sản xuất để sửa lại. Chi phí này sẽ tốn kém hơn rất nhiều.

Yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu

Các yếu tố tự nhiên có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả hàng hóa thông qua việc tác động trực tiếp hay gián tiếp. Tác động tới nguồn cung nguyên liệu, chi phí sản xuất, nhu cầu tiêu dùng. Dưới đây là một số yếu tố tự nhiên:

Thời tiết và khí hậu: Đối với những mặt hàng nông sản thì yếu tố thời tiết và khí hậu ảnh hưởng rất lớn. Bão lũ, hạn hán có thể phá hủy mùa màng, làm gián đoạn sản xuất nông sản, thủy sản. Dẫn đến sự thiếu hụt về nguyên liệu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng. Khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất nguyên liệu tự nhiên như gỗ, khai thác mỏ, quặng,..

Thiên tai như động đất, bão, hay núi lửa phun có thể làm hư hại cơ sở hạ tầng. Cản trở việc vận chuyển, sản xuất, và phân phối hàng hóa. Từ đó làm tăng chi phí và giá cả. Ví dụ, một trận bão ở vùng sản xuất dầu mỏ có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu và dẫn đến tăng giá dầu.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, kim loại và khoáng sản là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả. Khi nguồn cung hạn chế hoặc việc khai thác gặp khó khăn (do môi trường hoặc chính sách), giá cả của những hàng hóa này có thể tăng). Các thay đổi trong sự phân bố tài nguyên. Ví dụ, phát hiện mỏ khoáng sản mới hay cạn kiệt nguồn tài nguyên cũng ảnh hưởng đến giá cả.

Hoạt đồng đầu cơ của cá nhân, tổ chức

Hoạt động đầu cơ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Đầu cơ liên quan đến việc mua bán hàng hóa với mục đích kiếm lời từ sự thay đổi giá trong tương lai. Thay vì sử dụng hàng hóa đó cho mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Hoạt động này có thể tác động mạnh mẽ đến giá cả hàng hóa qua các cơ chế sau:

Tăng giá do cầu đầu cơ: Khi các nhà đầu cơ dự đoán giá hàng hóa sẽ tăng trong tương lai. Họ sẽ mua vào với số lượng lớn, tạo ra một cầu giả (hoặc nhu cầu không thực sự từ người tiêu dùng cuối cùng) cho hàng hóa đó. Điều này có thể làm giá hàng hóa tăng ngay cả khi nguồn cung vẫn ổn định. Giá cả hàng hóa do yếu tố nào quyết định.

Tạo ra biến động giá mạnh. Hoạt động đầu cơ có thể làm tăng độ biến động của giá cả hàng hóa. Khi có thông tin hoặc tin đồn về một sự kiện trong tương lai. Như thiên tai, khủng hoảng chính trị, hoặc sự thay đổi trong cung cầu. Các nhà đầu cơ có thể hành động nhanh chóng để kiếm lời, điều này khiến giá hàng hóa biến động mạnh.

Tạo ra bong bóng giá. Đầu cơ có thể dẫn đến bong bóng giá. Nơi giá của hàng hóa bị thổi phồng lên một mức không phản ánh giá trị thực tế của nó. Khi sự đầu cơ dừng lại hoặc có sự thay đổi trong yếu tố thúc đẩy giá. Giá có thể giảm mạnh, gây ra sự sụp đổ trên thị trường.

Quy định và các chính sách của chính phủ

Quy định và chính sách của chính phủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cả hàng hóa thông qua việc tác động đến cung, cầu, chi phí sản xuất, và các yếu tố khác trong nền kinh tế. Các chính sách này có thể làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp giá hàng hóa trên thị trường. Dưới đây là các loại chính sách và quy định của chính phủ có ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa:

Chính sách thuế: Chính phủ có thể áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa từ nước ngoài. Làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường trong nước. Ngược lại, thuế xuất khẩu có thể giảm nguồn cung hàng hóa từ quốc gia xuất khẩu. Làm tăng giá hàng hóa trong nước.

Chính sách trợ giá và trợ cấp: Chính phủ có thể cung cấp trợ cấp hoặc trợ giá cho một số ngành hoặc sản phẩm nhằm giảm giá thành và làm cho hàng hóa dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng. Vi dụ Chính phủ trợ giá xăng dầu hoặc điện năng sẽ giúp giữ giá năng lượng ổn định và thấp hơn so với mức giá thị trường tự do, có lợi cho người tiêu dùng và ngành sản xuất.

Quy định về sản xuất và tiêu thụ: Chính phủ thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho hàng hóa, từ đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá cả. Các yêu cầu khắt khe có thể làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất. Và kết quả là giá hàng hóa sẽ cao hơn.

Xung đột trên thế giới khiến ảnh hưởng giá cả hàng hóa

Xung đột trên thế giới, đặc biệt là các cuộc chiến tranh và xung đột chính trị. Có thể tác động mạnh mẽ đến giá cả hàng hóa toàn cầu. Dưới đây là một số cách mà xung đột có thể ảnh hưởng đến thị trường:

Gián đoạn nguồn cung. Xung đột có thể làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu một quốc gia hoặc khu vực bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hoặc bất ổn chính trị. Các hoạt động sản xuất và xuất khẩu có thể bị tạm ngừng hoặc giảm mạnh

Tăng chi phí vận chuyển: Khi xảy ra xung đột. Các tuyến đường vận chuyển quốc tế có thể bị đe dọa, khiến chi phí vận chuyển tăng lên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các mặt hàng nông sản mà còn làm tăng giá các sản phẩm tiêu dùng khác.

Tác động của kinh tế thế giới

Tác động của kinh tế thế giới đối với giá cả hàng hóa rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô, chính trị, xã hội và môi trường. Dưới đây là một số tác động chính của kinh tế thế giới đến giá cả hàng hóa:

Cung – cầu toàn cầu: Kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến cung và cầu của hàng hóa. Khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ tăng, đẩy giá cả hàng hóa lên cao. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu giảm, khiến giá hàng hóa giảm theo.

Biến động giá dầu và năng lượng. Giá dầu thô và năng lượng là yếu tố quan trọng trong việc xác định giá cả hàng hóa trên toàn cầu. Dầu mỏ ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và sản xuất các hàng hóa khác. Khi giá dầu tăng, chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hóa cũng tăng, dẫn đến việc tăng giá cả hàng hóa. Ngược lại, khi giá dầu giảm, giá cả hàng hóa cũng có thể giảm theo.

Lạm phát và chính sách tiền tệ. Lạm phát toàn cầu và các chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn (như Mỹ, EU, Trung Quốc) có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.

Kết luận giá cả hàng hóa do yếu tố nào quyết định

Như vậy, yếu tố quyết định giá cả hàng hóa không phải là một là rất nhiều yếu tố. Từ yếu tố tự nhiên tới yếu tố con người, chính trị. Từ cung và cầu của hàng hóa, chi phí sản xuất, chi phí logistic, điều kiện tự nhiên, yếu tố thế giới cũng tác động không nhỏ tới giá cả hàng hóa. Việc hiểu rõ giá cả hàng hóa do yếu tố nào quyết định sẽ giúp chúng ta cái nhìn tổng quan hơn, vì đó sẽ tối ưu được hiệu quả sử dụng hàng hóa.

Thông tin liên hệ

NVKD: Nguyễn Hữu Minh Châu

Email: nguyenchau10111999@gmail.com

Facebook : Minh Châu – Vận tải Trọng Tấn

Zalo: 091 805 8448

Tiktok: Minh Châu – Vận tải Trọng Tấn

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận