Đường sắt cao tốc là bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực giao thông vận tải ngày nay. Đường sắt cao tốc không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau đây, Vận Tải Trọng Tấn sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin mới nhất về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
1. Thông tin chung về đường sắt cao tốc
1.1 Định nghĩa về đường sắt cao tốc
Đường sắt cao tốc (High-speed rail) là một loại hình vận tải hành khách theo tuyến đường sắt với tốc độ di chuyển cao hơn rất nhiều lần so với tốc độ di chuyển của đường sắt thông thường. Theo Luật Đường sắt Việt Nam 2017, đường sắt tốc độ cao được xác định là đường sắt được thiết kế có tốc độ từ 200 km/h trở lên, với các tiêu chuẩn như: khổ đường 1.435 mm, có đường đôi và hệ thống điện khí hóa.
Một số ví dụ về tiêu chuẩn tốc độ đường sắt cao tốc trên thế giới:
- Đường sắt cao tốc Liên minh châu Âu: 245 km/h cho đường nâng cấp, 295 km/h trở lên cho đường mới.
- Đường sắt cao tốc Nhật Bản: trên 260 km/h.
- Đường sắt cao tốc Trung Quốc: tối đa 350 km/h
1.2 Đặc điểm chung đường sắt cao tốc
Điểm chung của hầu hết các đường sắt cao tốc là:
- Tốc độ cao: từ 200 km/h trở lên. Đây là ưu điểm lớn của đường sắt cao tốc vì giúp tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển.
- Đường đôi: có ở hầu hết các đường sắt cao tốc, được thiết kế với hai đường ray song song, một cho hướng đi và một cho hướng ngược lại.
- Điện khí hóa: thường sử dụng điện là năng lượng cho động cơ của tàu, giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm khí thải, và góp phần bảo vệ môi trường.
- Không có các giao cắt đồng mức (nút giao thông nơi đường bộ giao với đường sắt, trừ một số trường hợp đặc biệt.
1.3 Những hệ thống đường sắt cao tốc nổi bật
- Shinkansen (Nhật Bản): đường sắt cao tốc Shinkansen là hệ thống đường sắt đầu tiên trên thế giới, có tốc độ 210 km/h ban đầu, sau này tốc độ tối đa nâng lên 320 km/h. Đây nổi tiếng là đường sắt cao tốc có mức độ an toàn cao, cụ thể là không có bất cứ vụ tai nạn gây tử vong nào xảy ra tại Shinkansen từ năm 1964 đến nay.
- TGV (Pháp): là một hệ thống đường sắt cao tốc lâu đời nhất ở Châu Âu, với tốc độ tối đa 320 km/h cùng mạng lưới kết nối nhiều thành phố lớn ở Pháp và các quốc gia lân cận.
- CRH (Trung Quốc): là hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, có tổng chiều dài hơn 38.000 km với tốc độ tối đa 350 km/h.
2. Ưu điểm của đường sắt cao tốc
Đường sắt cao tốc có các ưu điểm nổi bật so với các phương tiện di chuyển khác và là giải pháp đi lại tối ưu:
- Tốc độ vượt trội: có tốc độ cao từ 200 km/h trở lên, có trường hợp đạt đến 430 km/h. Điều này cho phép việc di chuyển đến các khu vực của hành khách trở nên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại so với ô tô hay máy bay. Ví dụ, chỉ trong 2 giờ 30 phút, bạn có thể đi từ Tokyo đến Osaka bằng đường sắt cao tốc, trong khi ô tô cần khoảng 6 giờ và máy bay mất 3 giờ 30 phút. Chưa kể, bạn còn phải di chuyển đến sân bay và làm các thủ tục, các chuyến bay cũng thường xuyên bị hoãn vì các yếu tố khách quan.
- Mức độ an toàn cao: đường sắt cao tốc được thiết kế an toàn nhất có thể và được trang bị tiện nghi các hệ thống phanh, hệ thống kiểm soát và cảnh báo hiện đại. Mạng lưới này cũng được xây dựng sao cho không có giao cắt đồng mức với các đường khác, loại bỏ nguy cơ xung đột, va chạm và tai nạn.
- Bảo vệ môi trường: đường sắt cao tốc vận hành bằng điện hoặc từ trường, không thải ra khí nhà kính hay các chất gây ô nhiễm khác. Bên cạnh đó, hiệu suất năng lượng cao hơn giúp tiêu thụ ít nhiên liệu hơn cho mỗi kilômét di chuyển.
3. Dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam
3.1 Mục tiêu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam
Tên dự án | Đường sắt cao tốc Bắc Nam phía Đông |
Thời điểm vận hành | Sau năm 2050 |
Dự kiến khởi công | 2028 |
Đơn vị vận hành | Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam |
Chiều dài dự kiến | 1545 km |
Tốc độ vận hành | 160 – 200 km/h, tối đa 320 km/h |
Điểm đầu | ga Ngọc Hồi (Hà Nội) |
Điểm cuối | ga Thủ Thiêm (TP. HCM) |
Đầu tư | 64,8 tỷ USD (1,4 triệu tỷ đồng) |
Tình trạng | Chưa hoạt động |
3.2 Quy hoạch đường sắt cao tốc Bắc – Nam 2023
Dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam bao gồm nhiều dự án thành phần được triển khai trong giai đoạn 2020 – 2050.
- Giai đoạn 2020 – 2026: tiến hành xây dựng 2 tuyến đường sắt cao tốc quan trọng: Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP. HCM. Trước khi tuyến đường hoàn thiện, bạn có thể lựa chọn dịch vụ vận chuyển HCM – Nha Trang tại Vận Tải Trọng Tấn. Ngoài ra, đơn vị còn cung cấp dịch vụ vận chuyển trên khắp cả nước với giá vận chuyển 63 tỉnh ưu đãi.
- Giai đoạn 2026 – 2030: tiến hành 2 tuyến đường sắt cao tốc thành phần: Vinh – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Nha Trang.
- Giai đoạn 2030 – 2050: hoàn thiện các hạng mục liên quan, đưa đường sắt cao tốc Bắc – Nam chính thức vào sử dụng sau năm 2050.
4. Đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua những tỉnh, thành nào?
Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua 20 tỉnh với tốc độ khai thác tối đa khoảng 320km/h. Các tỉnh, thành phố mà dự án sẽ đi qua là: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam khi được đưa vào sử dụng, việc vận chuyển hàng hóa sẽ được tích hợp với hệ thống vận tải để linh hoạt và tối ưu hóa khả năng vận chuyển. Vận Tải Trọng Tấn tự tin là đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng Bắc Nam với chất lượng hàng đầu và giá vận chuyển Bắc Nam cực kì ưu đãi.
- Sử dụng đội xe vận tải hàng hóa chính chủ hùng mạnh, đầy đủ chủng loại từ xe tải 1 tấn đến 50 tấn, đặc biệt có 179 đầu xe vận chuyển hàng hóa hai chiều.
- Hệ thống kho vận có mặt đầy đủ ở các thành phố lớn, thuận tiện cho việc xuất nhập, trung chuyển hàng hóa.
- Bảng giá vận chuyển siêu rẻ, thường xuyên cập nhật theo biến động thị trường.
- Lịch xe chạy cố định 9 chuyến/ngày/tuyến, đảm bảo phục vụ từ 100 đến 250 tấn mỗi ngày. Thời gian vận chuyển nhanh chóng, an toàn và chính xác.
4.1 Tuyến đường sắt cao tốc Nha Trang – TP. HCM
Tên dự án | Đường sắt cao tốc Nha Trang – TP. HCM |
Giai đoạn | 2020 – 2026 |
Tổng chiều dài | 411 km |
Tốc độ vận hành (dự kiến) | 350 km/h |
Điểm đầu | ga Nha Trang |
Điểm cuối | ga Sài Gòn |
Đi qua các tỉnh | Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa |
4.2. Tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh
Tên dự án | Đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh |
Giai đoạn | 2020 – 2026 |
Tổng chiều dài | 295 km |
Điểm đầu | ga Ngọc Hồi (Hà Nội) |
Điểm cuối | ga Vinh |
Đi qua các tỉnh | Hà Nam, Nam Định, TP Ninh Bình, Thanh Hóa |
4.3 Tuyến đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ
Tên dự án | Đường sắt cao tốc TP. HCM – Cần Thơ |
Giai đoạn | 2020 – 2026 |
Dự kiến khởi công | 2025 |
Tổng chiều dài | 174 km |
Điểm đầu | ga An Bình (Bình Dương) |
Điểm cuối | ga Cái Răng (Cần Thơ) |
Đi qua các tỉnh | Bình Dương, TP. HCM, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ |
5. Ý nghĩa kinh tế đường sắt cao tốc Bắc – Nam
- Tăng cường thương mại và giao thương: đường sắt cao tốc Bắc – Nam nối liền Hà Nội và TP. HCM – hai trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam cũng như các tỉnh thành quan trọng khác. Sự kết nối nhanh chóng giữa các tỉnh, thành phố này tạo ra một cơ hội lớn cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa, và dịch vụ. Các doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa giữa hai thành phố nhanh chóng hơn và với chi phí thấp hơn, thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tích hợp sử dụng đường sắt tốc độ cao cùng vận tải đường bộ tại Vận Tải Trọng Tấn với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa giá rẻ, vận chuyển container, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng,…
- Phát triển du lịch: đường sắt cao tốc Bắc – Nam nối các điểm du lịch quan trọng trên tuyến đường như Đà Nẵng, Huế, Nha Trang và các vùng du lịch biển khác. Việc đi lại dễ dàng và tiết kiệm thời gian giữa các điểm này giúp thúc đẩy ngành du lịch và tạo thu nhập cho khu vực.
- Phát triển ngành công nghiệp và việc làm: đường sắt cao tốc Bắc – Nam tạo ra cơ hội việc làm cho người dân và giúp phát triển khu vực dọc theo tuyến đường. Các công trình xây dựng và hoạt động vận hành đường sắt cần nguồn nhân lực đáng kể, từ các kỹ sư và công nhân xây dựng đến nhân viên vận hành tàu và dịch vụ hành khách.
- Thu hút đầu tư nước ngoài: đường sắt cao tốc là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Việc có một hệ thống đường sắt chất lượng cao giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư nước ngoài và nâng cao cạnh tranh của Việt Nam trong thị trường khu vực và quốc tế.
6. Thách thức khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam
- Nguồn vốn: dự án có quy mô đầu tư rất lớn, ước tính khoảng 64,8 tỷ USD, trong khi ngân sách nhà nước có hạn. Việt Nam cần tìm kiếm các nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, hoặc áp dụng các hình thức đầu tư công – tư để huy động vốn cho dự án.
- Giải phóng mặt bằng: dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam yêu cầu giải phóng mặt bằng trên một diện tích rộng lớn, đi qua 20 tỉnh, thành. Việc này đòi hỏi sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và các nhà thầu để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng, cũng như có sự đền bù thỏa đáng cho người dân.
- Vật liệu xây dựng: dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam cần sử dụng một lượng lớn vật liệu xây dựng, như đá, cát, xi măng… Tuy nhiên, hiện nay có nhiều vướng mắc trong việc cung ứng và quản lý các mỏ vật liệu thông thường. Cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn hiện tượng găm hàng, nâng giá, hoặc gian lận chất lượng vật liệu.
- Công nghệ và nhân lực: dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam sử dụng công nghệ đường sắt cao tốc hiện đại, có tốc độ khai thác tối đa khoảng 320km/h. Việc này đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cần có sự hợp tác và trao đổi giữa các bên liên quan để nâng cao năng lực thiết kế, thi công, và vận hành của dự án.