Công Ty Và Những Điều Quan Trọng Mà Bạn Cần Biết

Hiện nay, nhiều người có nhu cầu thành lập công ty để dễ dàng mở rộng thị trường và hưởng nhiều chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, nhiều khái niệm như vốn điều lệ, các thủ tục pháp lý để thành lập công ty gây ra nhiều khó khăn cho những ai mới tìm hiểu.

Bài viết sau đây, cùng Trọng Tấn tìm hiểu về các khái niệm liên quan tới công ty và giúp các bạn giải đáp câu hỏi thành lập công ty có khó không? 

Bài viết bao gồm các mục sau:

  • Công ty là gì? Lợi ích và bất lợi của việc thành lập công ty.
  • Các loại hình công ty. Phân biệt doanh nghiệp và công ty. 
  • Thủ tục và những giấy tờ cần thiết khi thành lập công ty.

 

công ty là gì

Công ty là gì?  Lợi ích của việc thành lập công ty.

Công ty là gì?

Khái niệm “công ty”: công ty được hiểu là một đơn vị tổ chức có ít nhất 2 người trở lên liên kết, hợp tác cùng chung mục tiêu, cùng chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm về các khoản nợ khi tổ chức hoạt động nhằm sinh lợi. 

“Công ty là một đơn vị được pháp luật xác nhận có tư cách pháp nhân, được công nhận bởi luật pháp đối với các tổ chức, đơn vị chung mục tiêu, cùng tạo ra một mục đích, công ty có thời gian tồn tại, giới hạn quyền hạn cũng như nghĩa vụ”  theo khái niệm của bang Louisiana (Mỹ)


công ty

Lợi ích của việc thành lập công ty

  • Hoạt động kinh doanh, tổ chức công ty chuyên nghiệp hơn,  được đảm bảo hơn khi hợp đồng mua bán ký kết khi có con dấu, trụ sở uy tín. 
  • Được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, công nhận sự tồn tài lâu dài. 
  • Được Nhà nước bảo đảm quyền lợi của công ty, doanh nghiệp như hỗ trợ vốn vay ngân hàng khi thành lập
  • Quảng cáo hình ảnh, thương hiệu của công ty nhờ đó mà thu hút lượng người mua hàng nhiều hơn
  • Xây dựng hệ thống quản lý thu chi, phân chia lợi nhuận minh bạch vì tất cả quy định được đưa vào điều lệ của công ty.
  • Huy động vốn dưới nhiều hình thức: như với công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu ngoài việc tăng mức góp vốn của thành viên. 
  • Quản lý nhân sự, vận hành hoạt động của công ty bài bản, có tính tổ chức hơn.

Ngoài ra, thành lập công ty trong nền kinh tế thị trường được coi là điều tất yếu, góp phần cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu hướng phát triển trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa. Lợi ích của việc thành lập công ty đối với nhà nước còn có: dựa vào xu hướng, nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng thông qua báo cáo của công ty để đưa ra các chính sách, biện pháp phù hợp giúp cho nền kinh tế đi lên. Thêm vào đó, khi các đơn vị thành lập công ty sẽ quản lý hoạt động của chúng dễ dàng hơn, tránh sự thiếu minh bạch trong tổ chức quản lý. 

thành lập công ty

Bất lợi của việc thành lập công ty. 

Bên cạnh việc nhận được nhiều lợi ích từ việc thành lập công ty, khi xem xét việc thành lập cần lưu ý những bất lợi sau:

  • Thủ tục hồ sơ pháp lý: phải xử lí nhiều khâu vì nhiều mục cần được kiểm duyệt, 
  • Thuế: thuế luôn là đề tài lo ngại đối với cả cá nhân và tổ chức. Công ty cần đóng một số loại khoản thuế hơn cá nhân như: thuế môi trường, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng,…phải kê khai báo cáo thuế hàng quý, hàng năm,…
  • Chịu kiểm soát của nhiều ban ngành đoàn thể: mỗi năm sẽ đón đoàn kiểm tra ở nhiều mảng như thuế, bảo hiểm xã hội, Sở kế hoạch và Đầu tư,… Ví dụ đối với công ty về sản xuất dược phẩm sẽ phải chịu sự kiểm tra giám sát gắt gao của bộ Y tế, giấy phép chuyên môn, nguồn nhập có đảm bảo hay không?

Các loại hình công ty. Phân biệt doanh nghiệp và công ty

 Hiện nay, theo Luật doanh nghiệp 2022 quy định,  công ty gồm 3 loại hình:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn ( viết tắt là công ty TNHH): bao gồm 2 loại là công ty TNHH một thành viên ( công ty TNHH MTV) và công ty TNHH hai thành viên trở lên. 
  • Công ty cổ phần: một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. 
  • Công ty hợp danh: loại hình công ty mà mọi người ít nghe tới, có đặc điểm nổi bật là hoạt động kinh doanh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ phát sinh.

Mỗi loại hình công ty đều có những ưu và nhược điểm nhất định, nhưng tất cả loại hình công ty đều là phương tiện, cách thức giúp cho các cá nhân dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh.

so sánh doanh nghiệp và công ty

Phân biệt doanh nghiệp và công ty

Doanh nghiệp và công ty là cụm từ mà nhiều người khó có thể phân biệt được. Trên thực tế, cả doanh nghiệp và công ty có nhiều điểm tương đồng. 

Trước hết, cùng tìm hiểu về khái niệm của doanh nghiệp:

“Doanh nghiệp hay còn gọi là doanh thường được biết đến là một tổ chức kinh tế, có tài sản riêng, tên riêng, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”

Ta hay nghe tới cụm từ: Doanh nghiệp tư nhân hay Doanh nghiệp Nhà nước,…theo thống kê ngày 22/12/2022 về đăng ký doanh nghiệp, có tới 11 456 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 4.205 tỷ đồng ( theo thống kê trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp)

Tuy nhiên, doanh nghiệp thực chất là khái niệm rộng hơn so với khái niệm về công ty. Doanh nghiệp bao gồm 5 hình thức sau:

 

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: bao gồm cả 2 loại hình là công ty TNHH MTV và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. 
  • Công ty cổ phần: có số lượng cổ đông ít nhất là 3 người cổ đông sáng lập
  • Công ty hợp danh: loại hình công ty quy định phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung và chủ sở hữu không được là tổ chức, bên cạnh đó, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. 
  • Doanh nghiệp tư nhân: người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, điều này chính là ví dụ cho khác biệt căn bản giữa việc thành lập một công ty và một doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty, mọi hoạt động do chủ doanh nghiệp quyết định. 
  • Hộ kinh doanh: số lượng thành viên bị giới hạn: sử dụng dưới 10 lao động (hình thức này tương tự với hình thức hợp tác xã – một loại hình vô cùng phổ biến vào những năm nước ta phục hồi kinh tế) 

 

Qua đó ta kết luận, dễ thấy rằng công ty chỉ là một khái niệm nhỏ hơn của doanh nghiệp, có đặc điểm chung sau:

  • Có tư cách pháp nhân ( tức là Nhà nước công nhận một số quyền và nghĩa vụ của công ty, tổ chức một cách riêng biệt độc lập so với chủ tổ chức đó)
  • Chịu trách nhiệm hữu hạn: sau khi thành lập công ty, có vốn điều lệ của công ty, các hoạt động kinh doanh sẽ dựa vào số vốn đó và trong quá trình hoạt động kinh doanh xảy ra thua lỗ thì chủ sở hữu không phải lấy tài sản riêng để đền. 
  • Được công nhận là mô hình quản lý thống nhất.

loại hình công ty

Thủ tục và những giấy tờ cần thiết khi thành lập công ty.

Thủ tục, hồ sơ pháp lý để thành lập công ty không khó như nhiều người nghĩ, vì trên Luật pháp được quy định rõ ràng, đáp ứng đủ yêu cầu trên, hồ sơ sẽ được thông qua và bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích từ việc thành lập công ty. 

Trước hết, mình muốn giải thích từ ngữ liên quan tới chủ đề này:

– Vốn điều lệ: là khái niệm chỉ số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết đóng góp trong thời gian nhất định ( tối đa là 90 ngày kể từ ngày lập hồ sơ và ghi vào điều lệ công ty). Và không có mức quy định về vốn điều lệ của công ty trừ một số trường hợp đặc biệt

– Điều lệ công ty là tất các quy định của công ty yêu cầu mọi thành viên trong tổ chức công ty phải tuân theo. 

– Vốn pháp định: là mức tối thiểu của vốn điều lệ, đối với một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định. Ví dụ khi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ phải tối thiểu là 20 tỷ đồng,…

Trước hết, người có nhu cầu thành lập sẽ chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để thành lập hồ sơ như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký công ty

Mẫu đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần

2. Điều lệ Công ty

Điều lệ của công ty hợp danh

  1. Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn

danh sách các chức danh quản lý của công ty cổ phần

4. Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn

Ví dụ: người đại diện pháp luật, chủ sở hữu công ty cũng như các thành viên/ cổ đông góp vốn phải photo công chứng một trong những giấy tờ tùy thân như: CCCD, CMND hoặc hộ chiếu

bản sao giấy tờ tùy thân

5.Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh đặc biệt có điều kiện

Ví dụ: thành lập công ty trong ngành nghề yêu cầu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm,…

CHỨNG NHẬN ATTP
VÍ DỤ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẠT YÊU CẦU CỦA NGÀNH KINH DOANH ĐẶC BIỆT

Ngoài chuẩn bị giấy tờ, công ty muốn được thành lập phải lưu ý đủ các yêu cầu sau: 

  • Lựa chọn loại hình kinh doanh

Công ty thành lập mới được phép kinh doanh những mặt hàng, loại hình, ngành nghề mà Luật pháp Việt Nam không cấm. 

  • Đặt tên công ty và thiết kế nhận diện thương hiệu

Tên công ty liên quan trực tiếp tới vấn đề nhận diện vì vậy không được trùng với các doanh nghiệp đã được thành lập trước đó, đặc biệt không đặt dễ gây nhầm lẫn.

Ví dụ các tên công ty không hợp lệ: Công ty hợp danh Quân khu 7, Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát,…

  • Lựa chọn nơi đặt trụ sở

– Trong hồ sơ phải điền đầy đủ thông tin của trụ sở công ty, không cần theo nơi cư trú của chủ sở hữu mà phải ghi chính xác vị trí trụ sở của công ty

– Không được phép lựa chọn trụ sở công ty ở chung cư. 

– Khi thay đổi trụ sở phải báo lên cơ quan để các cơ quan dễ dàng cập nhật, quản lý hoạt động. 

  • Con dấu pháp nhân.

Một trong những việc làm quan trọng của công ty khi mới thành lập, con dấu pháp nhân chính là minh chứng chủ chốt để quyết định văn bản, hợp pháp hay không, ngoài ra, cần làm con dấu pháp nhân chuẩn theo quy định của pháp luật.

  • Người đại diện pháp luật

Cùng với con dấu pháp nhân, người đại diện pháp luật là người đại diện công ty thực hiện các giao dịch, ký kết văn bản hồ sơ và chỉ có người đại diện ký thì văn kiện đó mới hợp lệ

Ví dụ: nếu công ty TNHH lựa chọn giám đốc làm người đại diện pháp luật thì các văn bản mua bán, hợp đồng vận chuyển phải do giám đốc ký, phó giám đốc hay các thành viên khác ký thì hợp đồng đều không có hiệu lực. 

Sau khi đảm bảo tất cả hồ sơ thủ tục, lưu ý trên, các bạn có thể nộp hồ sơ trên theo 2 phương thức, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tuy nhiên, với nhiều khâu, giấy tờ hồ sơ cần đảm bảo hợp lệ, người thành lập công ty nên tham khảo các công ty luật uy tín để được tư vấn cũng như hỗ trợ để quá trình thành lập doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ nhất. 

Mong bài viết ” Công ty và những điều quan trọng bạn cần biết” của Container Trọng Tấn sẽ bạn đọc có cái nhìn tổng quan cũng như có sự chuẩn bị tốt khi có nguyên vọng thành lập công ty. Chúc bạn thành công!

Đánh Giá Cho Trọng Tấn !