VẬN CHUYỂN HÀNG THIẾU HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ BỊ PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?

Hiện nay, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất và công ty vận chuyển phải chịu khá nhiều hình phạt theo quy định của pháp luật về vi phạm hóa đơn chứng từ. Vậy những yêu cầu cơ bản về hóa đơn, giấy tờ khi vận tải hàng hóa là gì?

Quy định về hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa trên thị trường

Quy định chung

  • Hàng hóa của các cơ sở (hàng hóa trong nước và nước ngoài); đều phải có chứng từ, hóa đơn và minh chứng nguồn gốc hợp pháp; khi được phân phối trên thị trường.
  • Tài sản thuộc cơ quan đoàn thể, hành chính khi vận chuyển phải có phiếu xuất kho; và xác nhận điều động của tổ chức đó. Với trường hợp mua hàng hóa để trang bị; phải xuất trình hóa đơn.
  • Theo thông tư này, các loại chứng từ, hóa đơn bao gồm: hóa đơn kèm phiếu xuất kho; hóa đơn bán hàng; phiếu xuất kho vận tải nội bộ; biên lai thu tiền; biên lai thuế, tem được ban hành hợp pháp bởi Bộ Tài Chính. Một số chứng từ khác như lệnh xuất kho; hợp đồng kinh tế hoặc lệnh điều động là bản sao; yêu cầu dấu xác nhận của doanh nghiệp.
  • Các địa điểm, cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm sao kê; hoặc lưu giữ chứng từ liên tục trong thời gian quy định của Nhà nước.
  • Nếu là hộ gia đình hoặc cá nhân, bên cạnh chứng từ, hóa đơn, cần đảm bảo:
  • Đối với mua hàng cố định: Yêu cầu có sổ mua hàng; ghi chép đủ số lượng, trị giá và chủng loại; trước khi đăng ký dịch vụ của các công ty vận chuyển.
  • Đối với kinh doanh buôn chuyến: Nộp thuế trước khi hoạt động vận tải hàng hóa ra khỏi địa điểm thu mua diễn ra. Hàng vận chuyển phải khai báo biên lai thuế tức khấu trừ và thuế doanh thu theo quy định.

Hóa đơn, chứng từ trong từng trường hợp

  • Phải có hóa đơn bán hàng, hóa đơn kèm phiếu chiết khấu; đối với hàng hóa bán tại các đại lý. Ngoài ra, nếu sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng để đưa hàng hóa đến địa điểm mà khách yêu cầu; cần bổ sung hợp đồng kinh tế.
  • Hàng hóa trả lại do lỗi của bên bán, yêu cầu công văn xác nhận lý do xuất trẻ; phiếu xuất kho của doanh nghiệp trả hàng; và hóa đơn của cơ sở bán.
  • Đối với hàng tiêu dùng có giá trị thấp; không đủ để thiết lập hóa đơn; doanh nghiệp bán hàng phải kê khai sản phẩm theo quy định của cơ quan thuế.
  • Một số sản phẩm không cần phải lập hóa đơn bán hàng bao gồm: sản phẩm lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp chưa chế biến; được người dân khai thác và bán trực tiếp.
  • Sản phẩm nông – lâm – thủy sản khi đã qua chế biến; được lưu thông ngoài địa phương sản xuất thì không phải nộp thuế, nhưng yêu cầu xác nhận của UBND xã, phường.
  • Cơ sở nhận hoặc mua hàng có trách nhiệm yêu cầu hóa đơn từ bên bán (trừ một số trường hợp đã đề cập ở trên). Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, HTX, công ty TNHH…;khi nhận và trực tiếp vận chuyển, phải yêu cầu khai báo hợp đồng kinh tế.

Quy định về tem, nhãn mác

Theo nghị định 43/2017/NĐ – CP được ban hành, quy định:

Vị trí nhãn mác

Dựa vào từng loại hàng hóa, sẽ có sự khác nhau về vị trí gắn nhãn mác, tuy nhiên phải đảm bảo điều kiện tối thiểu như sau: Nhãn mác và tem phải dán ở vị trí dễ dàng quan sát, đầy đủ nội dung và không tháo rời với sản phẩm.

Màu sắc, hình ảnh và kí hiệu của tem, nhãn mác

  • Tất cả màu sắc, chữ, hình vẽ, ký hiệu phải rõ ràng. Phần nội dung bằng chữ phải có màu tương phản với nền của nhãn hàng.
  • Kích thước phải đảm bảo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Ngôn ngữ

  • Phải ghi bằng tiếng Việt (Trừ quy định tại khoản 4 Điều này)
  • Nội dung được ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương tự nội dung tiếng Việt, và có cỡ chữ nhỏ hơn.

Trách nhiệm ghi nhãn mác, tem

  • Trung thực, chính xác, rõ ràng, phản ánh đầy đủ và chi tiết bản chất hàng hóa.
  • Hàng hóa nội địa buộc phải có tên và nhãn mác.
  • Đối với hàng hóa bị trả lại khi xuất khẩu, không cần khai báo nhãn, tem khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Hàng hóa nhập khẩu có nhãn mác không phù hợp, yêu cầu cá nhân nhập khẩu ghi nhãn phụ.

Mức xử phạt khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn

Theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.1. Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn thì một trong các hành vi cụ thể bị xử phạt được quy định bao gồm:

  • Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua. (điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).
  • Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (khoản 4 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP).

2.2. Xử phạt về hành vi trốn thuế

Việc xử phạt đối với hành vi trốn thuế được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC. Theo đó, nếu người nộp thuế có hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá thì bị xử lý cụ thể như sau:

Một là, hình thức xử phạt chính:

  • Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên;
  • Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Hai là, hình thức xử phạt bổ sung:

Ngoài hình thức phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.

Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.

Trên đây là bài tư vấn của Lawkey về “Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn bị phạt bao nhiêu” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc được cung cấp các dịch vụ kế toán thuế.

Hướng chứng từ cần thiết khi vận tải hàng hóa

  • Hàng gửi gia công: Đối với các nguyên liệu được mang đi gia công bởi xe tải chở hàng, đảm bảo có phiếu xuất kho đề cập đến xuất đưa gia công, cùng với hợp đồng gia công.
  • Hàng gửi vận chuyển nội bộ: Hàng hóa tại cơ sở kinh doanh cố định khi được bán lưu động, buộc phải xuất trình lệnh điều động và phiếu xuất kho kèm theo yêu cầu vận chuyển nội bộ.
  • Hàng cho tặng: Yêu cầu lập hóa đơn khi trao đổi hàng khuyến mại; hàng mẫu; hàng biếu, tặng hoặc quảng cáo. Trên hóa đơn phải đảm bảo các chỉ tiêu và tính thuế GTGT tương tự hóa đơn bán hàng. (Điều 3 trong Thông tư 26/2015/TT – BTC)

Hàng mua cá nhân thì chứng từ cần thiết như thế nào?

Mua hóa đơn cơ quan thuế

  • Dựa theo điều 13 Thông tư 39/2014/TT – BTC, Bộ Tài Chính có quy định: Doanh nghiệp kê khai phần thuế GTGT trực tiếp, buộc phải dùng hóa đơn bán hàng trực tiếp (nghiêm cấm sử dụng hóa đơn GTGT)
  • Điều 11 Thông tư 39/2014/TT – BTC quy định đối tượng được mua hóa đơn cơ quan thuế:
  • Không phải là tổ chức doanh nghiệp, nhưng có tham gia sản xuất kinh doanh.
  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT trực tiếp, tính theo % doanh thu.
  • Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, có rủi ro cao về thuế.
  • Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm trốn thuế, gian lận thuế.

Thủ tục mua hóa đơn cơ quan thuế

  • Chuẩn bị hồ sơ mua hóa đơn lần 1 và lần 2
  • Lập bảng báo cáo chi tiết về tình hình sử dụng hóa đơn
  • Nêu rõ đối tượng mua hóa đơn cơ quan thuế
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan thuế
  • Nhận hóa đơn đăng ký mua

Công ty vận chuyển hay khách hàng là người chịu phạt

Nếu cơ quan chức năng đột xuất kiểm tra các phương tiện đang di chuyển trên đường, kiểm tra hàng hóa đang được vận tải, mà tài xế không xuất trình được hóa đơn hay giấy tờ hợp pháp, thì cả bên sản xuất và công ty dịch vụ vận chuyển hàng đều bị phạt. Đó là hai lỗi khác biệt về tính chất và đối tượng vi phạm, bao gồm:

  • Phạt hàng hóa thiếu hóa đơn chứng từ
  • Phạt chủ xe vi phạm pháp luật về vận tải hàng hóa thiếu hóa đơn, hàng cấm, hàng lậu.

Vì vậy, tất cả hình phạt đều thể hiện rõ đối tượng sẽ chịu phạt hàng hóa là chủ hàng; phạt nhà xe là chủ nhà xe phải chịu. Tuy nhiên, dựa hợp đồng và thỏa thuận ban đầu của bên chủ hàng và công ty vận tải hàng hóa, sẽ thống nhất người chịu trách nhiệm cho hình phạt này.

Giới hạn trách nhiệm của vận chuyển Trọng Tấn trong việc thiếu hóa đơn chứng từ

  • Trọng Tấn sẽ căn cứ theo các quy định pháp lý về sai phạm liên quan đến hóa đơn (bên nào sai, bên đó phải chịu)
  • Toàn bộ cước phí vận chuyển hàng của Trọng Tấn chưa bao gồm bảo lãnh việc chứng cứ pháp lý.

 

Bài viết trên đây chỉ có tính chất tương đối, thông tin chi tiết xin tìm hiểu các thông tư, nghị nghị liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa được phát hành bởi cơ quan chức năng nhà nước. chúng gôi chỉ gợi ý nhằm hỗ trợ khách hàng nắm vững các quy định pháp luật và những hình thức xử phạt khi vận tải hàng hóa thiếu hóa đơn. Hy vọng nguồn thông tin này đem lại sự hữu ích cho mọi người.

Đánh Giá Cho Trọng Tấn !