Để dễ dàng trong việc phân loại, định giá, quản lý hàng hóa, người ta thường dựa vào hàng hóa có mấy thuộc tính. Tùy thuộc vào từng loại thuộc tính hàng hóa mang lại mà chúng ta có thể phân loại. Ví dụ: các hàng hóa về thuốc, thực phẩm chức năng, dụng cụ y khoa sẽ được phân loại theo hàng y tế. Mục đích phân loại để quản lý về chất lượng, bảo quản, vận chuyển sao cho đúng với loại hàng hóa đó.
Hàng Hóa Có Những Thuộc Tính Nào?
Hàng hóa thông thường có hai thuộc tính chính:
Giá trị sử dụng
Hàng hóa có sản xuất ra nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu người sử dụng, mang lại giá trị cho người sử dụng về tinh thần, cuộc sống, tùy từng thuộc tính hàng hóa sẽ phù hợp cho tùng nhu cầu sử dụng khác nhau . Ví dụ: Đôi giày có giá trị sử dụng đi lại, thời trang. Một cái tivi có giá trị giải trí, xem tin tức. Giá trị sử dụng làm cho hàng hóa trở nên hữu ích và cần thiết đối với con người.
Giá trị vật chất
Giá trị của hàng hóa được tạo ra bỡi sức lao động của con người, thể hiện qua giá cả của hàng hóa trên thị trường. Giá trị cho phép hàng hóa được trao đổi, mua bán. Tùy vào các thuộc tính về chất lượng, thương hiệu, nguồn gốc xuất sứ, dịch vụ đi kèm mà hàng hóa được bán ra thị trường có giá trị khác nhau. Ví dụ: một chai nước suối 500ml hãng thông thường có giá trị bán trên thị trường 5.000 đồng/chai.
Các Thuộc Tính Cơ Bản Hàng Hoá
Thuộc tính vật lý
Thuộc tính vật lý là thuộc tính bao gồm kích thước, cân nặng, màu sắc, chất liệu, hình dáng, những thuộc tính này giúp chúng ta phân biệt được các sản phẩm khác nhau.
Ví dụ: máy xoay hạt trên có các thuộc tính vật lý như sau:
- Kích thước: Dài 1,5m , rộng 0.8m, cao 0,9m, nặng 90kg
- Màu sắc: Xanh dương
- Chất liệu: sắt
Thuộc tính hóa học
Thuộc tính hóa học là thuộc tính liên quan đến thành phần cấu tạo của hàng hóa, ảnh hưởng đến tính chất, khả năng phản ứng của sản phẩm. Hàng hóa thường có thuộc tính hóa học áp dụng cho ngành y tế, xây dựng, ngành dệt, hóa chất công nghiệp, ngành thực phẩm…
Ví dụ: hàng sữa thì sẽ có các thành phần về dinh dưỡng như: năng lượng ( kcol ), chất béo, chất đạm,…
Thuộc tính kỹ thuật
Thuộc tính kỹ thuật là thuật tính liên quan đến công nghệ sản xuất, tính năng, hiệu suất của sản phẩm.
Ví dụ: dung lượng pin của điện thoại, tốc độ xử lý của máy tính, các thông số kỹ thuật trên máy ảnh như: tiêu cự, chống rung IOS, tự động lấy nét, phơi sáng…
Thuộc tính kinh tế
Thuộc tính kinh tế là thuộc tính liên quan đến giá cả, chi phí sản xuất, lợi nhuận, cung cầu,… Thuộc tính này tùy thuộc vào sản phẩm, nguồn gốc xuất sư, thương hiệu, dịch vụ kèm theo, mà có giá trị khác nhau.
Ví dụ: cùng là 1 loại điên thoại iphone nhưng sản xuất ở Mỹ sẽ ó chi phí cao hơn, dẫn đến giá bán ra thị trường sẽ cao hơn so với khi sản xuất ở Trung Quốc, vì nơi đây chi phí sản xuất rẻ hơn.
Thuộc tính thẩm mỹ
Thuộc tính thẩm mỹ là thuộc tính liên quan đến yếu tố hình thức, kiểu dáng, màu sắc, và cách sản phẩm tác động đến cảm xúc của người tiêu dùng.
Thuộc tính thẩm mỹ thường áp dụng trong các ngành về thời trang, bao bì sản phẩm, trang trí nội thất,…
Ví dụ: Áo dài có 2 loại như: áo dài truyền thống, áo dài cách tân. Tùy vào nhà thiết kế mà sẽ có kiểu dáng khác nhau, giá bán trên thị trường khác nhau.
Thuộc tính xã hội
Thuộc tính xã hội là thuộc tính liên quan đến tác động của hàng hóa đến xã hội, môi trường, văn hóa,…
Ví dụ: áo dài, phở, bánh mì là những nét đặc trưng của văn hóa đất nước Việt Nam.
Phân Biệt Thuộc Tính Hàng Hóa Trong Ngành Vận Tải
Trước khi cần vận chuyển hàng hóa đi từ nơi này đến nơi khác, các nhà xe, chành xe Bắc Nam cần biết các thuộc tính hàng hóa. Bởi vì, như vậy họ sẽ phân loại hàng hóa ra để dễ dàng vận chuyển, các sắp xếp hàng hóa lên xuống xe cũng khác nhau
Hàng hóa có thuộc tính dễ vỡ
Đối với những loại hàng hóa có tính chất dễ vỡ như: hàng hóa có kính, các loại mặt hàng gốm sứ, sẽ được các đơn vị vận tải phân loại ra để vận chuyển riêng. Mục đích mang lại sự an toàn cho hàng hóa khi cần vận chuyển.
Ví dụ: hàng kính sẽ được vận chuyển riêng biệt không chất chung với hàng hóa khác, khi vận chuyển phải đóng kệ gỗ trên thùng xe và xếp hàng kính theo chiều đứng, làm như vậy sẽ tránh vỡ trong quá trình vận chuyển.
Hàng hóa có thuộc tính lạnh
Hàng hóa có thuộc tính lạnh là những loại hàng hóa cần vận chuyển với nhiệt độ thích hợp trong suốt quá trình vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Đối với những loại hàng hóa này các đơn vị vận tải sẽ dùng những loại xe chuyên dụng, xe đông lạnh để vận chuyển.
Các loại hàng hóa có thuộc tính lạnh như: hải sản, rau củ quả tươi xanh, các loại thực phẩm đông lạnh, hàng sữa chua,…
Hàng hóa có thuộc tính nóng
Các loại hàng hóa có thuộc tính nóng là các loại hàng hóa khô, có thể vận chuyển bằng các loại xe tải, xe container từ tỉnh này đến tỉnh khác. Có thể chịu được nhiệt độ thay đổi thất thường, dù nắng, hay mưa không ảnh hưởng đến hàng hóa.
Hàng hóa có thuộc tính nóng thông thường như: hàng sắt thép, hàng nội thất, gia dụng, hàng vật liệu xây dựng,…
Hàng hóa có thuộc tính dễ cháy
Hàng hóa có thuộc tính dễ cháy là loại hàng hóa có thuộc tính dễ bắt lửa, dễ cháy nếu gặp lửa, thường được dùng trong sản xuất, cuộc sống hằng ngày. Đối với hàng dễ cháy sẽ được các đơn vị vận chuyển dùng những chiếc xe chuyên dụng để vận chuyển
Ví dụ: hàng xăng dầu rất dễ cháy nên không thể vận chuyển chung với các loại hàng hóa khác, sẽ được vận chuyển bằng các loại xe bồn riêng biệt.
Hàng hóa có thuộc tính giá trị cao
Hàng hóa có thuộc tính giá trị cao như là: vàng bạc, đá quý, kim cương, hàng hóa về công nghệ như điện thoại, máy tính, camera, lap top,… Đối với những loại hàng hóa này thông thường sẽ được các đơn vị vận chuyển với hình thức bao nguyên chuyến xe, chỉ để vận chuyển 1 đơn hàng giá trị cao này. Các loại xe dùng để vận chuyển là xe có thùng kín, để có thể khóa và bấm seal để an toàn hàng hóa khi vận chuyển, nếu bị mở seal thì bên vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về hàng hóa đó.
Tại Sao Cần Xác Định Thuộc Tính Của Hàng Hóa?
Khi xác định được thuộc tính của hàng hóa giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp, công ty, người tiêu dùng. Trong vấn đề về sản phẩm cần sản xuất, nhu cầu cần sử dụng trong cuộc sống về sản phẩm đó. Giúp doanh nghiệp, công ty đó đưa ra các chuyên lược kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm sao cho đép ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất
Khi xác định được thuộc tính hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp:
- Để phân loại và quản lý hàng hóa: Giúp doanh nghiệp dễ dàng sắp xếp, tìm kiếm và quản lý sản phẩm trong kho.
- Để xây dựng chiến lược marketing: Giúp doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, tạo ra các thông điệp quảng cáo hiệu quả và cạnh tranh.
- Để so sánh và đánh giá sản phẩm: Giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
Đối với đơn vị vận tải
Việc xác nhận thuộc tính hàng hóa rất quan trọng trong ngành vận tải hàng hóa. Vì khi xác nhận được các thuộc tính hàng hóa sẽ giúp vận chuyển an toàn, nhanh chóng. Có rất nhiều đơn vị vận tải vì chủ quan không xác nhận được thuộc tính hàng hóa dẫn đến có nhiều vụ cháy hàng hóa trên xe khi vận chuyển đường dài.
Ví dụ: hàng có thuộc tính dễ cháy nổ như hóa chất, pin nếu không phân loại ra và chất chung với các loại hàng hóa dễ bắt lửa sẽ rất dễ cháy nổ.
- Để phân loại, lưu trữ chờ vận chuyển: giúp đơn vị vận tải dễ dàng sắp xếp, tim kiếm, quản lý các loại hàng hóa cần vận chuyển ở kho bãi, để chờ vận chuyển hoặc chờ giao hàng cho khách
- Sắp xếp hàng hóa lên xuống xe: giúp đơn vị vận chuyển biết được nên sắp xếp hàng hóa nào đi chung được, hàng hóa nào đi xe riêng, sắp xếp hàng nào lên trên, hàng nào ở dưới.