Nhãn hàng hóa là phần thông tin được thể hiện dưới dạng chữ viết, hình ảnh, dấu hiệu, hoặc biểu tượng được dán, in, khắc, hoặc gắn trực tiếp lên sản phẩm, bao bì thương phẩm của hàng hóa để cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng và các bên liên quan. Nhãn hàng hóa giúp nhận biết, quảng bá và đảm bảo tính minh bạch về nguồn gốc, chất lượng, và các đặc điểm của sản phẩm.
Quy Định Về Nhãn Hàng Hóa Tại Việt Nam
Những Loại Hàng Hóa Cần Nhãn
- Tất cả các sản phẩm được sản xuất và lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa không dùng để lưu thông trên thị trường hoặc phục vụ mục đích cá nhân.
- Nhãn hàng hóa có thể áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu, sản xuất trong nước hoặc hàng hóa xuất khẩu (tùy yêu cầu của nước nhập khẩu).
Nội Dung Bắt Buộc Trên Nhãn Hàng Hóa
- Tên hàng hóa: Là tên của sản phẩm hoặc hàng hóa, giúp người tiêu dùng nhận biết loại hàng hóa đó.
- Tên, địa chỉ, cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa đó, đối với hàng hóa trong nước phải có thông tin về nhà sản xuất, địa chỉ. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải có tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.
- Về xuất sứ hàng hóa: Ghi rõ quốc gia hoặc khu vực sản xuất hàng hóa đó
- Định lượng hàng hóa: Thể hiện khối lượng, thể tích, hoặc các thông số đo lường khác
- Thành phần: Đối với các loại hàng hóa như thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, dược phẩm, v.v
Quy Cách Ghi Nhãn Hàng Hóa
- Nhãn hàng hóa phải được trình bày bằng tiếng Việt. Có thể kèm theo tiếng nước ngoài nhưng không được làm mất ý nghĩa tiếng Việt.
- Phông chữ rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ, mất nét hoặc trùng lặp.
- Nhãn phải được đặt ở vị trí dễ nhìn trên hàng hóa hoặc bao bì.
Yêu Cầu Về Nhãn Hàng Hóa Đối Với Hàng Hóa Xuất Khẩu
- Hàng hóa xuất khẩu có thể sử dụng nhãn phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu, không bắt buộc phải ghi tiếng Việt. Tuy nhiên, cần tuân thủ các quy định quốc tế liên quan.
Nhãn Hàng Hóa Do Ai Cấp
- Nhãn hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa tự chịu trách nhiệm và thực hiện. Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu phải tự thiết kế, in ấn, và gắn nhãn hàng hóa trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Nội dung nhãn hàng hóa cần đảm bảo trung thực, rõ ràng, đầy đủ và tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tránh gây nhầm lẫn.
Ý Nghĩa Của Nhãn Hàng Hóa
- Đối với doanh nghiệp: Giúp xây dựng thương hiệu, tăng tính cạnh tranh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp.
- Đối với người tiêu dùng: Cung cấp thông tin chính xác để chọn lựa sản phẩm phù hợp, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Đối với cơ quan quản lý: Là công cụ kiểm tra, giám sát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa.
Có Cần Nhãn Hàng Hóa Khi Vận Chuyển Đối Với Hàng Xuất Khẩu
Khi vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nhãn hàng hóa là yêu cầu bắt buộc theo các quy định pháp luật, nhằm đảm bảo tính minh bạch, nguồn gốc xuất xứ và đáp ứng các tiêu chuẩn thương mại quốc tế
Tại Sao Phải Cần Nhãn Hàng Hóa Khi Vận Chuyển Xuất Nhập Khẩu
- Tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế: Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP (quy định về nhãn hàng hóa tại Việt Nam), các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý trong nước và quốc tế.
- Thông tin sản phẩm cho thị trường nhập khẩu: Các quốc gia nhập khẩu yêu cầu nhãn hàng hóa để cung cấp thông tin về nguồn gốc, thành phần, chất lượng, cách sử dụng, hướng dẫn bảo quản, v.v.
- Phục vụ hoạt động vận chuyển và hải quan: Nhãn hàng hóa giúp cơ quan hải quan, đơn vị vận chuyển, và các đối tác nhận diện rõ ràng loại hàng hóa, nguồn gốc, và các đặc điểm liên quan để xử lý thủ tục.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Người tiêu dùng tại nước nhập khẩu cần biết rõ các thông tin trên nhãn hàng hóa để lựa chọn và sử dụng sản phẩm an toàn, phù hợp.
Hậu Quả Nếu Thiếu Nhãn Hàng Hóa Khi Vận Chuyển Hàng Xuất Nhập Khẩu
- Bị từ chối thông quan: Cơ quan hải quan tại quốc gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu có quyền từ chối cho phép hàng hóa thông quan nếu không đủ thông tin về nhãn hàng hóa
- Bị xử phạt hành chính: Do vi phạm các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Ảnh hưởng đến thương hiệu: Đối tác hoặc khách hàng tại nước nhập khẩu sẽ đánh giá không tốt về doanh nghiệp khi thiếu minh bạch thông tin.
- Rủi ro vận chuyển sai lệch: Nhãn thiếu thông tin có thể dẫn đến nhầm lẫn khi bốc xếp, phân phối hoặc vận chuyển.
Các Loại Hàng Hóa Cần Có Nhãn Hàng Hóa Khi Vận Chuyển
- Hàng thực phẩm đóng gói, đồ uống, mỹ phẩm, hàng gia dụng: Những loại hàng hóa này cần cung cấp về tên hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu, quần áo, dày dép, nộ thất: Những mặt hàng này cần phải cung cấp thông tin ngôn ngữ team nhãn chính nơi sản xuất và team nhãn phụ khi nhập khẩu vào, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiểm tra của hải quản và các cơ quan chức năng.
- Hàng hóa công nghiệp, máy móc, thiết bị điện tử, linh kiện, phụ tùng ô tô: Các loại hàng này cần phải có team nhãn chứa thông tin kỹ thuật, xuất xứ, mã vạch để nhận diện hàng hóa.
- Hàng hóa y tế, dược phẩm, thực phẩm chức năng: Hàng này yêu cẩu phải ghi rõ thông tin như tên sản phẩm, liều lượng, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng và một số lưu ý khác.
- Hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy nổ: Đối với các loại hàng hóa này yêu cẩu phải có team cảnh bảo nguy hiểm, team thể hiện mức độc hại, cháy nổ.
- Hàng hóa được yêu cẩu kiểm định như đồ chơi trẻ em, thiết bị điện nếu là hàng nhập khẩu phải có quy định kiểm tra chất lượng, team chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.